Tất Cả Các Bài Viết

Góc Tìm Hiểu Minh Cao Góc Tìm Hiểu Minh Cao

Lạc Quan, Căng Thẳng và Sức Khỏe Tinh Thần

Một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư cho thấy rằng bi quan có thể dự đoán được khả năng hình thành những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và lo âu sau ba tháng [1]. Kết quả của nghiên cứu phần nào nói lên rằng người bi quan mang những rủi ro hình thành các rối loạn tâm lý nhiều hơn so với người lạc quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên đó là căng thẳng [1]. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ bàn đến vai trò của lạc quan và bi quan trong quá trình hình thành và thích nghi với căng thẳng ở con người. Qua đó phần nào lý giải việc tại sao người lạc quan thường có sức khoẻ tinh thần ổn định hơn so với người bi quan.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 2): Âm Nhạc và Hiệu Quả Lâu Dài

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách thức một buổi trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hay PAP) sẽ diễn ra như thế nào cũng như những lưu ý để đảm bảo an toàn và thành công cho buổi trị liệu đó. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của âm nhạc và hiệu quả lâu dài của PAP.

Read More
Góc Cảm Nhận Anh Nguyễn Góc Cảm Nhận Anh Nguyễn

Tổn Thương Tâm Lý Từ Lời Nói “đứa con lượm”

H sinh ra trong một gia đình đông con. Do ba mẹ của H phải đi làm ăn xa, nên từ khi sinh ra, H đã ở với ông nội và bác. Mọi người trong nhà đều rất thương yêu H. Chị ruột của H và các anh chị họ - con của bác cũng rất yêu quý H. H là con gái nhưng lại thích chơi đá bóng với các anh họ. Cuộc sống của H dường như êm đẹp, cho đến khi H khoảng 5 tuổi, một người hàng xóm qua chơi nhà, nhìn H một lúc lâu rồi nói: “Con bé này chẳng giống ai nhỉ? Có thật nó là con cháu trong nhà này không, hay chỉ là đứa con lượm được ở đâu đó về cho chị nó chơi?”. H thật sự sửng sốt khi nghe câu nói đó. H bắt đầu để ý nhìn các anh chị em trong nhà. H chợt nhận ra, các anh chị em của H đều giống ông nội H, còn H thì không, nhưng H thầm nghĩ có lẽ H giống mẹ.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 1): Buổi Trị Liệu

Trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hoặc PAP) sử dụng một lượng chất thức thần an toàn để tạo điều kiện cho quá trình làm việc [3]. Trong những nghiên cứu gần đây, cách điều trị này được cho là có hiệu quả để điều trị rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lạm dụng chất gây nghiện, ý nghĩ tự tử (suicide ideation), và hậu chấn tâm lý (PTSD) [4-9].

Read More
Góc Tìm Hiểu Diệu Anh Góc Tìm Hiểu Diệu Anh

Những Đứa Trẻ Bị Phụ Huynh Hóa - Họ Là Ai?

“Khác với những đứa trẻ khác, Jenny ngồi im lặng trên chiếc ghế trong phòng tham vấn, tay chống cằm và đôi mắt nhìn vô định. Mẹ Jenny đưa em đến đây. […] Lảng tránh ánh mắt của tôi nhưng Jenny trả lời chi tiết và rành rọt những câu hỏi về tình trạng gia đình, những khó khăn mà mẹ em và em đang phải đối mặt. Rất nhiều lần, tôi phải tự nhắc nhở rằng tôi đang nói chuyện với một cô bé 7 tuổi, chứ không phải 37 tuổi. [1]”

Read More
Góc Cảm Nhận Bảo Trân Góc Cảm Nhận Bảo Trân

Millennials Và Những Suy Nghĩ Về Tự Tử

Lần đầu tiên mình biết đến khái niệm “tự tử” là khi mình 21 tuổi. Trong một cuộc điện thoại về nhà, ba mẹ bảo rằng một người em họ của mình đã qua đời vì em lựa chọn kết thúc cuộc sống của chính mình. Người em họ đó từng rất thân thiết với mình những năm thiếu thời. Từ khi em cùng gia đình định cư nước ngoài, mình hoàn toàn không còn liên lạc với em nữa. Những năm tháng đó, điều gì xảy ra khiến cho em chọn cách này để được tự do? Mình mãi mãi không thể nào biết được. Nhưng cũng vì thế, mình đã dần thường xuyên nghĩ đến “cái chết”, không phải vì muốn thực hiện, mà vì muốn hiểu điều gì khiến những người thế hệ Millennials có những suy nghĩ về việc “muốn chấm dứt sự tồn tại của bản thân”?

Read More
Góc Tìm Hiểu Trân Trần Góc Tìm Hiểu Trân Trần

Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới: Tổng Quan Lâm Sàng

BPD là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa yếu tố di truyền và những trải nghiệm tuổi thơ bất trắc [2]. Theo như mô hình phát triển xã hội sinh học của rối loạn nhân cách ranh giới - một lý thuyết nổi bật nhất về sự phát triển của BPD - mặc dù các triệu chứng của rối loạn này chủ yếu là do di truyền, nhưng chúng chịu ảnh hưởng nặng nề của những nghịch cảnh thời thơ ấu [3]. 

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Mối Liên Hệ Giữa Ruột Và Não: Nghiên Cứu Cấy Ghép …Phân (Phần 3)

Trong phần trước, chúng ta đã đọc về mối liên hệ giữa căng thẳng và sự rối loạn hệ vi sinh vật và cách chúng có thể liên quan đến rối loạn tâm thần. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem chúng ta nên làm để có hệ vi sinh vật khỏe mạnh và xa hơn nữa là để có sức khỏe tinh thần tốt, nhưng trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một ca cấy ghép khá kỳ lạ nhưng lại có thể là tiền đề để phát triển một phương pháp điều trị mới.

Read More
Góc Cảm Nhận Hương Bùi Góc Cảm Nhận Hương Bùi

Rối Loạn Phân Ly Nhân Dạng Qua Góc Nhìn Của Phim Điện Ảnh

Những bộ phim kinh dị về đề tài tâm lý được sản xuất và công chiếu ngày càng nhiều đang dần ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi người trong thực tế. Sự miêu tả không chính xác và mang tính chất kỳ thị này có thể góp phần khiến cộng đồng có những góc nhìn, quan điểm sai lệch và gây bất lợi cho những người đang thật sự phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe tâm lý. Ở bài viết này mình sẽ đề cập đến một trong những rối loạn tâm lý ít được hiểu đúng đắn nhất qua phim điện ảnh – rối loạn phân ly nhân dạng, thông qua 4 bộ phim tiêu biểu trong vòng 25 năm trở lại đây: Fight club (1999), Identity (2003), Split (2016) và Glass (2019).

Read More
Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê

Một Góc Nhìn Đương Đại Về Học Thuyết Gắn Bó Ở Thanh Thiếu Niên

Học thuyết gắn bó, ngay từ khi ra đời, đã trở thành một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tâm lý học phát triển. Khởi đầu bằng bộ ba tác phẩm kinh điển của mình - Attachment and Loss - John Bowlby [1,2,3] đã đưa ra ý tưởng rằng con người được sinh ra với một hệ thống tâm - sinh lý bẩm sinh (tức hệ thống hành vi gắn bó) thúc đẩy họ tìm kiếm sự gần gũi với một nhân vật gắn bó (attachment figure), đặc biệt những khi phải đối mặt với các mối đe dọa hoặc tác nhân gây lo sợ bất an. Điển hình cho mẫu nhân vật gắn bó này là người chuyên đảm nhiệm vai trò chăm sóc họ (primary caregiver) - có thể là bố mẹ, ông bà, v.v. Theo thuyết này, “sự gắn bó” (attachment) chỉ mối quan hệ tâm lý giữa đứa trẻ và nhân vật gắn bó của chúng và xuất phát từ nhu cầu được an toàn và bảo vệ của đứa trẻ. Nhu cầu này được mô tả như một bản năng sinh học và nó đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu, khi một cá nhân chưa trưởng thành và dễ bị tổn thương [4].

Read More
Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn

Quá Trình Hình Thành Bản Sắc Ở Giới Trẻ: Tác Dụng Trái Chiều Của Các Mối Quan Hệ, Cộng Đồng Và Giới Tính

Nghiên cứu tâm lý sau này đã phát triển từ nhận định của Erikson rằng mỗi cá thể đều phải trải qua một cuộc khủng hoảng về bản sắc đến mức độ tận tâm trong cam kết của họ với bản sắc họ có. Quá trình họ định hướng và cam kết với những lựa chọn của mình có thể được phân biệt thành bốn trạng thái bản tính khác nhau: Khuếch tán (Diffusion), Mặc định (Foreclosure), Tìm kiếm (Moratorium), và Hoàn thiện (Identity achievement) [5].

Read More
Góc Tìm Hiểu Phương Thuỷ Góc Tìm Hiểu Phương Thuỷ

Giới Thiệu Về Tâm Thần Phân Liệt

0,7% số người trên thế giới được chẩn đoán có tâm thần phân liệt. Hầu hết được chẩn đoán trong khoảng thời gian từ đầu độ tuổi thiếu niên đến cuối độ tuổi vị thành niên. Theo thống kê, nam giới dễ có tâm thần phân liệt hơn nữ giới [1].

Read More
Góc Học Thuật T.S Hương Lê Góc Học Thuật T.S Hương Lê

Critical Reading: Đọc Bài Viết Khoa Học Với Tư Duy Phản Biện Và Những Ứng Dụng Đối Với Kỹ Năng Viết

Nếu bạn click vào bài viết này, nhiều khả năng bạn đang hoặc đã có trải nghiệm làm việc với các bài viết khoa học. Tùy thuộc vào tính chất công việc, bạn có thể phải đọc từ một đến hai nghiên cứu một tuần. Ví dụ, một nghiên cứu sinh tiến sĩ như tôi sẽ cần đọc ít nhất ba đến bốn nghiên cứu trong một ngày. Dù trải nghiệm của bạn là gì thì tôi nghĩ chúng ta sẽ cùng đồng ý rằng việc đọc chúng không hề đơn giản, đặc biệt là để thực sự đọc - hiểu và sử dụng lượng thông tin trong bài theo cách hiệu quả nhất.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Mối Liên Hệ Giữa Ruột Và Não: Hệ Miễn Dịch và Chuột Vô Trùng (phần 2)

Trong phần đầu tiên “Mối liên hệ giữa ruột và não: Trục hệ vi sinh vật - ruột - não”, chúng ta đã nói về cách hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến phản ứng căng thẳng của những con chuột không có hoặc thiếu vi sinh vật đường ruột. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét về tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch cũng như mối liên kết giữa chúng và các rối loạn tâm lý.

Read More
Góc Tìm Hiểu Trân Trần Góc Tìm Hiểu Trân Trần

Healing Justice: Chữa Lành Vết Thương, Giành Lại Công Lý

Sang chấn tâm lý (tiếng Anh: trauma) là hậu quả có thể xảy ra sau một sự kiện gây tổn thương về mặt tinh thần nào đó, từ thảm họa thiên tai tới những bi kịch do chính con người gây ra. Tùy vào nhiều yếu tố, một số người sau khi trải qua sang chấn có thể phải đối diện với Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder, hay PTSD). Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 5 (DSM-V), người có PTSD thường liên tục tái trải nghiệm sang chấn qua những hồi tưởng, và luôn luôn dè chừng trước khả năng tái diễn của sự kiện gây sang chấn [1][2]. Nghiên cứu còn cho thấy hậu quả của chấn thương tâm lý không chỉ dừng lại ở một thế hệ, mà nó còn có thể được “lưu truyền” qua nhiều thế hệ tiếp theo.

Read More
Góc Tìm Hiểu Thuỳ Nguyễn Góc Tìm Hiểu Thuỳ Nguyễn

Sức khỏe Tâm lý của Sinh viên Đại học (Phần 2)

Trong phần một, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm sinh viên đại học qua lăng kính một số học thuyết phát triển về độ tuổi mới trưởng thành. Trong phần này, mình sẽ giới thiệu những khó khăn tâm lý thường gặp của sinh viên và gợi ý một số hướng phát triển hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên, dựa trên những tựa sách mới nhất về chủ đề này.

Read More
Góc Tìm Hiểu Thuỳ Nguyễn Góc Tìm Hiểu Thuỳ Nguyễn

Quá Trình Phát triển Của Sinh Viên Đại Học - Phần 1

Bài viết này gồm hai phần, xoay quanh ba chủ đề chính: Sự phát triển của sinh viên đại học, các vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp của sinh viên, và một số định hướng cho giáo dục đại học nhằm hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên tại Việt Nam. Cụ thể hơn, trong phần một, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm sinh viên đại học qua lăng kính một số học thuyết phát triển của độ tuổi mới trưởng thành. Trong phần hai, mình sẽ giới thiệu những khó khăn tâm lý thường gặp của sinh viên và gợi ý một số hướng phát triển hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên, dựa trên những tựa sách mới nhất về chủ đề này.

Read More
Góc Tìm Hiểu Phương Thuỷ Góc Tìm Hiểu Phương Thuỷ

Trải Nghiệm Tuổi Thơ Bất Trắc

Không thể phủ nhận những trải nghiệm từ thời thơ ấu rõ ràng luôn có tác động lớn đến tính cách, hành vi và cuộc sống chúng ta. Về mặt tiến hóa, con người cũng như các loài động vật khác thường có xu hướng dịu dàng hơn với con của mình nhằm tạo cho chúng cơ hội để lớn lên và phát triển khỏe mạnh hơn. Ngược lại, những Trải nghiệm tuổi thơ bất trắc (Adverse childhood experiences - ACEs) có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho cuộc sống của nạn nhân [1].

Read More
Góc Tìm Hiểu Bảo Trân Góc Tìm Hiểu Bảo Trân

Sơ Lược Về Rối Loạn Lưỡng Cực

Bạn đã bao giờ thắc mắc về cảm giác như thế nào khi có rối loạn lưỡng cực? Đây là một tình trạng sức khỏe tâm lý phức tạp, khó hiểu, thậm chí khó chấp nhận, không chỉ đối với cá nhân người được chẩn đoán, mà còn đối với những người thân yêu của họ. Làm thế nào một người hôm nay đang tràn đầy năng lượng và lạc quan với cuộc sống, bỗng nhiên ngày mai họ lại cảm thấy chán nản, không có động lực và không thiết tha làm bất cứ thứ gì? Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về rối loạn này.

Read More