Góc Tìm Hiểu
Nơi đăng các bài viết về Tâm lý bởi cộng tác viên của IPO. Các bài viết này dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất, và đưa đến các bạn những góc nhìn đa dạng theo một cách ngắn gọn và gần gũi nhất.
Các Bài Viết Mới Nhất
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa và lành mạnh. Khi người thân hoặc bạn bè chúng ta trải qua những thời gian khó khăn, ai cũng muốn có thể giúp đỡ và phần nào đó giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày cho họ. Việc có thể tạo ra một không gian thoải mái, an toàn để họ có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chắc chắn sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể tiếp tục đối đầu và vượt qua những khó khăn
Cô đơn là một trạng thái tinh thần phức tạp, khiến con người cảm thấy trống trải, lạc lõng, đơn độc, bị cô lập, hoặc bị ngắt kết nối với xã hội một cách không mong muốn. Những người cô đơn thường khao khát kết nối với người khác, nhưng trạng thái tâm trí của họ khiến việc hình thành kết nối với người khác trở nên khó khăn hơn. Cô đơn có thể hiện hữu và được cảm nhận ngay cả khi có nhiều người xung quanh trong công việc, cuộc sống.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, chắc hẳn bạn cũng đã có vài lần lên mạng tra cứu về triệu chứng tâm lý mà bạn đang cảm nhận. Tuy việc tra cứu trên mạng có thể giúp bạn nhận diện và tìm hiểu thêm về các rối loạn tâm thần, đôi khi nó lại có hại nhiều hơn là lợi.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về rối loạn mất ngủ và những rối loạn tâm thần có liên quan đến loại rối loạn giấc ngủ này. Thế nên trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về mối liên kết giữa những rối loạn giấc ngủ khác và các rối loạn tâm thần phổ biến.
Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao cùng một sự việc nhưng có người phản ứng theo chiều hướng tích cực và ngược lại nhiều người khác lại có phản ứng tiêu cực?”. Một trong những cách các nhà tâm lý học sử dụng để lý giải điều này đó là cách chúng ta điều tiết cảm xúc (emotion regulation). "Điều tiết cảm xúc" là một khái niệm khoa học miêu tả sự điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc cá nhân, đặc biệt khi đối mặt với những cảm xúc "lớn" (ví dụ: căng thẳng, tức giận, mất mát, v.v.). Nói một cách khác, việc điều tiết cảm xúc bao gồm việc làm chủ những cảm xúc cá nhân và từ đó có thể giải toả, và đối diện với chúng một cách hiệu quả và tích cực nhất. Vì vậy, cách chúng ta điều tiết cảm xúc có một vai trò quan trọng trong việc duy trì một sức khỏe tinh thần lành mạnh.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ và những hậu quả đến từ việc gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, trong phần này, chúng ta sẽ nói về một loại rối loạn giấc ngủ (sleep disorder) cụ thể - rối loạn mất ngủ (insomnia). Những người có rối loạn mất ngủ thường trằn trọc, ngủ không sâu giấc hoặc có chất lượng giấc ngủ kém ít nhất 3 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các hoạt động thường ngày của họ [1]. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 30% dân số thế giới có rối loạn mất ngủ.
Phân loại là một quá trình nhận thức cơ bản giúp con người định hình các sự vật họ thường gặp trong cuộc sống bằng cách thiết lập những điểm tương đồng giữa chúng và các sự vật khác mà họ đã gặp trong quá khứ. Khi một sự vật trở nên phức tạp hơn, chúng ta có thể bắt đầu chú ý đến các đặc điểm của đối tượng để kết nối nó với một danh mục một cách chính xác hơn.
Duy trì và phát triển một mối quan hệ lãng mạn là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ ai. Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ lãng mạn với ai đó có các khó khăn hay rối loạn tâm lý, điều này có thể trở nên khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều. Trong một mối quan hệ như vậy, đôi lúc có thể bạn sẽ cảm thấy như có người thứ ba, luôn đem tới cho bạn những cảm giác hoài nghi và sự không chắc chắn. Để các khó khăn tâm lý không trở thành người thứ ba trong mối quan hệ của bạn, việc tìm hiểu về chúng, về những ảnh hưởng của chúng tới mối quan hệ của bạn cũng như những điều bạn có thể làm để giúp đỡ đối phương là những điều rất cần thiết.
Đại dịch COVID-19 hạn chế khả năng lên kế hoạch, giao tiếp với những người xung quanh và làm việc của mỗi chúng ta, từ đó giới hạn những nhu cầu cơ bản về tâm lý của con người. Thuyết tự chủ (Self-determination theory - SDT) đề xuất rằng các nhu cầu tâm lý cơ bản là điều kiện cần để con người có được sự tự chủ, xây dựng sự liên kết và đủ khả năng giúp bản thân phát triển và trưởng thành. Từ khi việc giao tiếp cơ thể bị nghiêm cấm trên diện rộng trong thời gian phong tỏa của đại dịch COVID-19, sự liên kết giữa người và người chịu ảnh hưởng đáng kể [1].
Chắc hẳn bạn cũng đã thấy khá nhiều cảnh phim khi thân chủ nằm trên một cái ghế dài và kể về vấn đề của mình cho nhà trị liệu. Những cảnh này có thể làm nhiều người hiểu lầm rằng trị liệu tâm lý chẳng khác gì việc bạn chia sẻ lo lắng của mình với bạn bè hoặc người thân. Từ đó khiến cho một vài người nghĩ rằng việc tìm đến nhà trị liệu là không cần thiết.