Tất Cả Các Bài Viết
Critical Reading: Đọc Bài Viết Khoa Học Với Tư Duy Phản Biện Và Những Ứng Dụng Đối Với Kỹ Năng Viết
Nếu bạn click vào bài viết này, nhiều khả năng bạn đang hoặc đã có trải nghiệm làm việc với các bài viết khoa học. Tùy thuộc vào tính chất công việc, bạn có thể phải đọc từ một đến hai nghiên cứu một tuần. Ví dụ, một nghiên cứu sinh tiến sĩ như tôi sẽ cần đọc ít nhất ba đến bốn nghiên cứu trong một ngày. Dù trải nghiệm của bạn là gì thì tôi nghĩ chúng ta sẽ cùng đồng ý rằng việc đọc chúng không hề đơn giản, đặc biệt là để thực sự đọc - hiểu và sử dụng lượng thông tin trong bài theo cách hiệu quả nhất.
Kỹ Thuật Viên Tâm Lý: Rút Ra Những Kinh Nghiệm Gì? (phần 2)
Khi mới bắt đầu làm việc, tôi đã cố gắng hết sức để làm hài lòng mọi yêu cầu của họ mặc dù có vài yêu cầu làm tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi nhận ra rằng đôi khi những gì họ muốn không phải là những gì họ cần, do đó tôi đã học cách để biết khi nào nên nói “không” hoặc “dừng lại”.
Kỹ Thuật Viên Tâm Lý: Vai Trò Của Tôi Là Gì? (phần 1)
Kỹ thuật viên tâm lý là chức vụ khởi điểm của nhân viên tâm lý chuyên chăm sóc bệnh nhân tại những cơ sở về sức khỏe tâm lý. Chúng tôi làm việc với đội ngũ bác sĩ phụ trách của bệnh nhân bao gồm chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tâm thần, y tá, và nhân viên công tác xã hội. Thông qua một chương trình của trường, tôi đã có cơ hội làm việc với tư cách là kỹ thuật viên tâm lý trong sáu tháng và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm về công việc này. Xin lưu ý rằng mỗi trung tâm tâm lý sẽ có cơ sở hạ tầng và cách hoạt động khác nhau, vì vậy những chia sẻ của tôi có thể không áp dụng hết cho tất cả các kỹ thuật viên tâm lý.
Phương Thức Học Dựa Trên Vấn Đề Và Dựa Trên Bài Giảng Đối Với Sinh Viên Tâm Lý Học
Đa số các trường đại học thường tổ chức các hình thức học theo bài giảng. Sinh viên phải lên lớp nghe giảng viên giảng để có thể tiếp thu kiến thức. Mặt khác, nhiều trường đại học lại thiết kế các chương trình học dựa trên vấn đề. Cách dạy này đòi hỏi sinh viên tự tìm hiểu kiến thức dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tế, cùng với sự hỗ trợ của trợ giảng và giáo sư. Cả hai phương thức trên có những điểm mạnh và điểm yếu riêng và tuỳ thuộc vào chương trình học và trường đại học. Những thông tin dưới đây hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của hai tác giả.
Âm Nhạc Là Tiếng Nói Của Tâm Hồn - Tại Sao Trị Liệu Âm Nhạc Quan Trọng
Chào mọi người! Tôi là Greta và tôi lớn lên ở Lithuania nhưng lại dành phần lớn thời gian học tập tại Scotland. Từ thời trung học, tôi đã tò mò về tâm lý con người. Cùng lúc đó, tôi cũng đầu tư thời gian vào việc học chơi violin và piano. May mắn thay, ở Scotland, bạn có thể học hai ngành song song với nhau và đó là ngành tôi đã chọn để học - Tâm lý và Âm nhạc. Mọi người thường hỏi mình: “Thế rồi bạn tính làm gì? Trị liệu âm nhạc à?”. Vào thời điểm đó, tôi chưa biết trị liệu âm nhạc là gì. Như nhiều người khác, tôi cho rằng trị liệu tâm lý chỉ là một phát minh không có cơ sở dựa trên việc nghe nhạc để cải thiện sức khỏe. Chẳng ai ngờ rằng chỉ vài năm sau đó, tôi đã quay lại tìm hiểu về trị liệu âm nhạc và được chứng nhận là một chuyên gia trị liệu âm nhạc. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một vài điều tôi học được về trị liệu âm nhạc và phương thức hoạt động của nó.
Sử Dụng Facebook Để Thu Nhận Người Tham Gia: Khi Kế Hoạch Dự Phòng Lại Hiệu Quả Hơn
Thu nhận người tham gia là một thử thách lớn cho nhiều dự án nghiên cứu tâm lý xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn ở bậc cao học, khi mà nguồn lực hạn chế và lịch trình của các dự án thường sát sao khiến các nghiên cứu sinh cần xác định những phương pháp thu nhận người tham gia hiệu quả, tối ưu, có đạo đức và mang tính đại diện cao. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng Facebook là một công cụ chiêu mộ hữu hiệu và tiết kiệm chi phí bởi vì nó được sử dụng rộng rãi và có khả năng phát quảng cáo chọn lọc dựa trên đặc tính cá nhân của người dùng.
Tham Vấn Tâm Lý: Một Sự Thay Thế Tốt Cho Tiến Sĩ Lâm Sàng?
Tôi có thể làm dấy nên một làn sóng phản đối từ phía những người trong ngành tâm lý với tựa đề bài viết này, và điều đó cũng dễ hiểu thôi. Ứng viên tiến sĩ thường phải cạnh tranh với hàng ngàn ứng viên khác để được nhận vào một chương trình chỉ nhận một vài người mỗi năm. Sau đó, họ sẽ bắt đầu một chương trình huấn luyện khắc nghiệt về cả nghiên cứu lẫn các kỹ năng lâm sàng. Họ học tập dưới những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất trong nước và có cơ hội tham gia vào những nghiên cứu có thể thay đổi cả sự nghiệp. Họ có thể gọi mình là những nhà khoa học. Làm sao tôi dám so sánh thạc sĩ Tham Vấn Tâm Lý (Master in Counselling) với Tiến Sĩ Tâm Lý Học (PhD in Psychology)?
Tiến Sĩ Tâm Lý Học: Những Điều Tôi Ước Mình Nên Biết Trước? Điều Gì Đang Chờ Đợi Trong Tương Lai?
Bài viết này là một vài lời tâm sự của các nghiên cứu sinh tại Scotland (Vương Quốc Anh) muốn gửi đến tất cả những ai đang có mong muốn sẽ theo học bậc Tiến sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng .
“Tôi Chẳng Có Gì Ngoài Tấm Bằng Tâm Lý Học. Có Thật Vậy Không?”
Tưởng tượng nhé - bạn vừa mới tốt nghiệp, chân ướt chân ráo tới một trong những thành phố có sự cạnh tranh khốc liệt bậc nhất thế giới về việc làm và bạn thì đang hoàn toàn mông lung không biết sự nghiệp của mình sẽ đi đến đâu. Đó chính là cảm giác của tôi khi tốt nghiệp Đại học St Andrews (Scotland), một tuần trước khi đặt chân tới London, nhận ra mình không hề chắc chắn về kỹ năng, chuyên môn hoặc thậm chí là định hướng trong cuộc sống. Thật nực cười phải không.
Tâm Lý Học Ở Việt Nam Có Khác So Với Ở Anh?
Như các bạn đã biết, Tâm lý học là một môn học từ phương Tây đã du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây và hiện đang được giảng dạy ở nhiều trường đại học. Câu hỏi đặt ra là “Cách giảng dạy Tâm lý học ở Việt Nam có khác gì nhiều so với các nước ở phương Tây?” Qua sự so sánh này, ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của Việt Nam về mảng Tâm lý học. Để phần nào làm rõ được câu hỏi này, mình sẽ sử dụng chương trình học năm nhất từ 2 trường đại học làm ví dụ: Đại học (ĐH) Hoa Sen (TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam) - nơi mình đang theo học môn Tâm lý và Đại học Manchester Metropolitan (Manchester, Vương Quốc ở Anh) - nơi Minh, một thành viên khác của IPO, đang theo học.
Giám Định Tâm Lý Ứng Dụng Đã Thay Đổi Thế Giới Như Thế Nào?
Tuy thường gây tranh cãi, ý tưởng này đã nhanh chóng được thực hiện trên diện rộng, bởi cả những người trong và ngoài ngành tâm lý học. Nửa đầu thế kỉ 20, giám định tâm lý đã đóng vai trò quan trọng trong ba lĩnh vực: quân sự, giáo dục và công nghiệp. Cách những tổ chức này đối xử với một người bất kỳ trong giai đoạn này thường ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các kết quả giám định tâm lý nói trên.