Góc Cảm Nhận
Nơi IPO hi vọng bạn có thể đọc và chia sẻ những trải nghiệm của mình với sức khỏe tâm lý, dù cho đó là câu chuyện của bản thân, hay gia đình hoặc bạn bè xung quanh.
Các Bài Viết Mới Nhất
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa và lành mạnh. Khi người thân hoặc bạn bè chúng ta trải qua những thời gian khó khăn, ai cũng muốn có thể giúp đỡ và phần nào đó giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày cho họ. Việc có thể tạo ra một không gian thoải mái, an toàn để họ có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chắc chắn sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể tiếp tục đối đầu và vượt qua những khó khăn
Cô đơn là một trạng thái tinh thần phức tạp, khiến con người cảm thấy trống trải, lạc lõng, đơn độc, bị cô lập, hoặc bị ngắt kết nối với xã hội một cách không mong muốn. Những người cô đơn thường khao khát kết nối với người khác, nhưng trạng thái tâm trí của họ khiến việc hình thành kết nối với người khác trở nên khó khăn hơn. Cô đơn có thể hiện hữu và được cảm nhận ngay cả khi có nhiều người xung quanh trong công việc, cuộc sống.
Duy trì và phát triển một mối quan hệ lãng mạn là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ ai. Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ lãng mạn với ai đó có các khó khăn hay rối loạn tâm lý, điều này có thể trở nên khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều. Trong một mối quan hệ như vậy, đôi lúc có thể bạn sẽ cảm thấy như có người thứ ba, luôn đem tới cho bạn những cảm giác hoài nghi và sự không chắc chắn. Để các khó khăn tâm lý không trở thành người thứ ba trong mối quan hệ của bạn, việc tìm hiểu về chúng, về những ảnh hưởng của chúng tới mối quan hệ của bạn cũng như những điều bạn có thể làm để giúp đỡ đối phương là những điều rất cần thiết.
Có thể nhiều người nghĩ rằng một khi mình đã quên đi chuyện buồn gì đó, thì nghĩa rằng ta đã lành lặn từ tổn thương ấy. Nhưng theo cách hiểu của mình, việc tạm lãng quên thường ám chỉ rằng ta chưa thể đối mặt với tổn thương mà nhét nó vào một chiếc hộp nào đó và cất sâu thật sâu trong hộc tủ của ý thức.
Tuy Tarot là một chủ đề không mới, việc “chọn tụ” (lựa chọn một trong những tụ bài được định sẵn trong 1 video hay hình ảnh nhằm trả lời một câu hỏi bất kỳ) qua những video trải bài Tarot online trên Youtube đã dần trở thành một hiện tượng trong cộng đồng mạng, đặc biệt là Gen Z. Khác với trải nghiệm xem bài Tarot cá nhân, những video này được gọi là “trải bài chung” - chúng dành cho bất kỳ ai vào xem, không chuyên biệt cho bất kỳ cá nhân nào. Cũng bởi thế mà ở đầu mỗi video, tất cả các Tarot reader (người đọc bài) đều có một câu lưu ý chung (disclaimer): “Đây là trải bài chung nên hãy chỉ nhận thông điệp liên quan đến mình”.
Vậy bạn thì thuộc nhóm nào khi bắt gặp các nội dung “chọn tụ”: háo hức bấm ngay video để xem; hay tặc lưỡi, tỏ ra khó hiểu và lướt qua?
Đồ bơi trắng một mảnh. Biển. đi dạo. Tiệm bán quần áo. Chìm. Không biết bơi. Bạn chồng vớt mình. Anh sếp và chị sếp. Con mèo bay thẳng vào đại dương. Chìm. Mình cứu con mèo. Không biết bơi.
Tên giấc mơ: “Lần đầu mém chết đuối”
Đoạn văn trên trích từ quyển nhật ký mình bắt đầu viết lại gần như mỗi ngày kể từ mùa hè năm nay, sau cả năm trời bỏ lửng. 2020 đối với mình là một năm của những tin tức chóng mặt, dồn dập, lo lắng, căng thẳng, mất kiểm soát, chán chường và thất vọng.
H sinh ra trong một gia đình đông con. Do ba mẹ của H phải đi làm ăn xa, nên từ khi sinh ra, H đã ở với ông nội và bác. Mọi người trong nhà đều rất thương yêu H. Chị ruột của H và các anh chị họ - con của bác cũng rất yêu quý H. H là con gái nhưng lại thích chơi đá bóng với các anh họ. Cuộc sống của H dường như êm đẹp, cho đến khi H khoảng 5 tuổi, một người hàng xóm qua chơi nhà, nhìn H một lúc lâu rồi nói: “Con bé này chẳng giống ai nhỉ? Có thật nó là con cháu trong nhà này không, hay chỉ là đứa con lượm được ở đâu đó về cho chị nó chơi?”. H thật sự sửng sốt khi nghe câu nói đó. H bắt đầu để ý nhìn các anh chị em trong nhà. H chợt nhận ra, các anh chị em của H đều giống ông nội H, còn H thì không, nhưng H thầm nghĩ có lẽ H giống mẹ.
Lần đầu tiên mình biết đến khái niệm “tự tử” là khi mình 21 tuổi. Trong một cuộc điện thoại về nhà, ba mẹ bảo rằng một người em họ của mình đã qua đời vì em lựa chọn kết thúc cuộc sống của chính mình. Người em họ đó từng rất thân thiết với mình những năm thiếu thời. Từ khi em cùng gia đình định cư nước ngoài, mình hoàn toàn không còn liên lạc với em nữa. Những năm tháng đó, điều gì xảy ra khiến cho em chọn cách này để được tự do? Mình mãi mãi không thể nào biết được. Nhưng cũng vì thế, mình đã dần thường xuyên nghĩ đến “cái chết”, không phải vì muốn thực hiện, mà vì muốn hiểu điều gì khiến những người thế hệ Millennials có những suy nghĩ về việc “muốn chấm dứt sự tồn tại của bản thân”?
Những bộ phim kinh dị về đề tài tâm lý được sản xuất và công chiếu ngày càng nhiều đang dần ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi người trong thực tế. Sự miêu tả không chính xác và mang tính chất kỳ thị này có thể góp phần khiến cộng đồng có những góc nhìn, quan điểm sai lệch và gây bất lợi cho những người đang thật sự phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe tâm lý. Ở bài viết này mình sẽ đề cập đến một trong những rối loạn tâm lý ít được hiểu đúng đắn nhất qua phim điện ảnh – rối loạn phân ly nhân dạng, thông qua 4 bộ phim tiêu biểu trong vòng 25 năm trở lại đây: Fight club (1999), Identity (2003), Split (2016) và Glass (2019).
Chắc hẳn bạn cũng đã thấy khá nhiều cảnh phim khi thân chủ nằm trên một cái ghế dài và kể về vấn đề của mình cho nhà trị liệu. Những cảnh này có thể làm nhiều người hiểu lầm rằng trị liệu tâm lý chẳng khác gì việc bạn chia sẻ lo lắng của mình với bạn bè hoặc người thân. Từ đó khiến cho một vài người nghĩ rằng việc tìm đến nhà trị liệu là không cần thiết.