Tất Cả Các Bài Viết
Mối Liên Hệ Giữa Ruột và Não: Trục Hệ Vi Sinh Vật - Ruột - Não (phần 1)
Một sự thật mà có lẽ nhiều người chưa biết đó là đường ruột có thể ảnh hưởng tới não bộ hay nói cách khác là ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của chúng ta và ngược lại. Trục ruột-não (gut-brain axis) là đường giao tiếp hai chiều giữa đường ruột và não bộ tạo ra những tác động đó và nhìn chung nó khá phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào sự ảnh hưởng của hệ vi sinh vật trong trục hệ vi sinh vật-ruột-não. Trục hệ vi sinh vật-ruột-não (microbiota-gut-brain axis hoặc MGB axis) sử dụng hệ vi sinh vật trong đường ruột của chúng ta với vai trò như là nguồn cung cấp một loại tín hiệu sinh hoá để giao tiếp giữa đường tiêu hóa (ruột) và hệ thần kinh trung ương (não bộ) [1].
Cơn Hoảng Loạn & Rối Loạn Hoảng Sợ - Phần 2
Chuyên mục này là những phương thức ứng phó nhắc đến trong bài viết và là tham khảo nhanh có thể ứng dụng trong cơn hoảng loạn để kiểm soát từng bước bạn có thể làm để ứng phó: 1. Di chuyển, 2. Thở bằng bụng, 3. Thư giãn cơ tiến triển theo giai đoạn PMR, 4. Các định hướng suy nghĩ.
Cơn Hoảng Loạn & Rối Loạn Hoảng Sợ - Phần 1
Cơn hoảng loạn là khi cảm giác sợ hãi và khó chịu đột ngột dâng trào, lên đến tột đỉnh chỉ trong vài phút. Mặc dù chúng thường kéo dài khoảng 10 phút, nhưng khoảng thời gian của các cơn hoảng loạn có thể rơi vào bất cứ đâu trong vòng 5 đến 20 phút. Trong trường hợp bất thường, thời gian của các đợt có thể kéo dài đến hàng giờ.
Hệ Thống Phản Ứng Đối Với Căng Thẳng Của Cơ Thể
Về cơ bản, căng thẳng không phải là một thứ ta cần phải tránh né mới có thể có một cuộc sống khỏe mạnh. Nó đơn thuần chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về hệ thống phản ứng chính - trục HPA - và việc nó và sức khỏe tâm thần của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào khi phải liên tục đối mặt với căng thẳng và áp lực. Đầu tiên, chúng ta sẽ nói qua trục HPA và hệ thần kinh giao cảm là gì và vai trò của chúng trong hệ thống phản ứng đối với căng thẳng của cơ thể.
Hồi Phục Từ Những Tổn Thương Tâm Lý: Vai Trò Phức Tạp Của Hỗ Trợ Cộng Đồng
Khi nạn nhân chống chọi hiệu quả với PTSD là khi họ vượt qua những thách thức về niềm tin cốt lõi của chính họ, và sẽ dần đạt đến một sự phát triển bản thân, thường được biết đến là sự phát triển hậu sang chấn (posttraumatic growth, PTG) [3]. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình hồi phục của họ đó là hỗ trợ cộng đồng, một phương pháp dùng những mối quan hệ tích cực để định hướng cho sự phát triển của những người sống sót (survivors) sau những sang chấn tâm lý. Thế nhưng, những ai đang chống chọi với PTSD sẽ gặp những thử thách trong việc tìm phương pháp đối phó PTSD phù hợp, tiếp cận, hình thành và duy trì sự hỗ trợ xã hội một cách hiệu quả.
Dược Lý Của Trầm Cảm Và Các Thuốc Trầm Cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý thường gặp có thể gây gây ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm bao gồm cảm thấy buồn chán, mất hứng thú trong các hoạt động mà bạn từng yêu thích, mất khẩu vị, không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều, cảm thấy tội lỗi và không có giá trị, không thể tập trung, suy nghĩ tới cái chết hoặc tự tử [1, 2]. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc và tinh thần, có thể giảm khả năng làm việc và sinh hoạt của bạn. Giai đoạn trầm cảm có thể đi từ mức độ nhẹ đến nặng (đi kèm với những triệu chứng loạn thần, ảo tưởng và ảo giác) [2].
Phân Loại Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế: Không Còn Thuộc Nhóm Rối Loạn Lo Âu?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý khá phổ biến với tỷ lệ 1-3% dân số có đủ tiêu chuẩn cho chẩn đoán OCD [3], trong đó một người có những suy nghĩ, hình ảnh, thôi thúc không thể kiểm soát, lặp đi lặp lại (ám ảnh) và/hoặc hành vi (cưỡng chế) mà họ cảm thấy thôi thúc lặp đi lặp lại để đáp trả cho những ám ảnh hoặc một luật lệ nào đó cần phải tuân theo [1].
Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 1 | Duy
Mình là Duy Lê, hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Vũ Trụ Hàng Không. Thật sự thì cũng chẳng có tí liên quan nào đến tâm lý học cả, nhưng trong một vài thứ đam mê thì thiết kế là thứ mình dùng để đưa những con người của IPO đến gần độc giả hơn.
Neurodiversity: Một Cách Nhìn Khác Về Tự Kỷ
Neurodiversity (tạm dịch: đa dạng hệ trí não) là giả thuyết đặt ra để giải thích lý do vì sao một số “rối loạn” như tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD) hay chứng khó đọc (dyslexia) không đơn thuần đem lại những khiếm khuyết cho một cá nhân, mà còn đi kèm theo những lợi thế so với người khác [6]. Một số kết quả nghiên cứu đề xuất rằng người tự kỷ thường quan sát và hệ thống hóa tốt hơn, người tăng động có khả năng sáng tạo vượt trội và người khó đọc có ưu thế về tư duy thị giác [3]. Qua đó, bộ não con người được cho rằng có thể được hoạt động dưới một số hệ điều hành khác nhau. Một phép so sánh để ta dễ hình dung (mặc dù không hoàn toàn tương xứng) là máy tính thường có thể được điều khiển bởi các hệ điều hành khác nhau, như Windows, Mac hay Ubuntu.
Bạn CÓ THỂ Lựa Chọn NGỪNG Uống Rượu Ngay Hôm Nay!
Bạn không cần phải lưỡng lự lâu hơn. Mặc dù việc bỏ uống rượu có thể là một hành trình khó khăn và nguy hiểm, bạn có thể làm được. Biết cách để giúp đỡ và tìm kiếm trợ giúp là bước đầu tiên. Khi một người nào đó đang gặp khó khăn với việc nghiện rượu, họ có thể che giấu và nói dối với người khác, hoặc tìm cách bao biện với bản thân về liều lượng và tần suất uống rượu. Bạn cần xem những hành vi này là triệu chứng của việc nghiện rượu chứ không thể hiện điều gì về bản tính cá nhân cả.
Vì Tiền: So Sánh Hạnh Phúc Ở Các Nước OECD
Ở nước Mỹ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao thứ nhì đối với người từ 10 đến 34 tuổi [2]. Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên toàn thế giới, phải chứng kiến gần 40 người tự sát mỗi ngày [3]. Ngoài nền kinh tế lớn thứ ba trên toàn thế giới, Nhật Bản còn được biết đến qua khu rừng Aokigahara, địa điểm tự sát nổi tiếng thế giới [4]. Những mặt đối nghịch này khiến ta phải tự hỏi một câu hỏi triết lý muôn thuở: Liệu tiền bạc có đem lại hạnh phúc?
Giới thiệu về Hội chứng "Kẻ mạo danh"
Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) là hiện tượng tâm lý không xa lạ ở xã hội hiện đại với nhiều áp lực trong cuộc sống. Người có hội chứng này thường tự thuyết phục rằng họ không thông minh, sáng tạo hay tài năng như thực tế, họ thậm chí chờ đợi người khác phát hiện ra sự kém cỏi của mình. Khi suy nghĩ này liên tục xuất hiện, hội chứng kẻ mạo danh có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm [15]. Mình xin chia sẻ những thông tin cơ bản về Hội chứng kẻ mạo danh, ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ tinh thần, cách đối mặt và vượt qua những suy nghĩ không lành mạnh do hội chứng này dẫn đến, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn.
Chuyện Đau Buồn Và Việc Viết Nhật Ký
Thời trung học, một người rất quan trọng đối với tôi đột ngột qua đời. Tuy đây không phải là lần đầu tiên tôi phải đối mặt với một sự mất mát lớn, nó là lần đầu tiên tôi bị sốc đến thế. Tôi nhớ sau khi biết tin về Minh*, cả ngày tôi cảm thấy như thể tâm trí tôi bị tách rời khỏi cơ thể. Người tôi tê dại và như thể mọi cử động không còn là của chính mình nữa. Màu sắc của mọi thứ và mọi người xung quanh bỗng phai thành một màu xám xịt và những giọng nói quanh tôi như bị nén lại. Sau cú sốc, tôi mất cảm giác thèm ăn, không muốn dành thời gian cho gia đình, và không còn sức cho các hoạt động đơn giản thường ngày. Tôi dành thời gian nghĩ đi nghĩ lại những điều mà tôi ước mình đã làm khác đi. Tôi cảm thấy có lỗi vì mình còn sống, vì có thể tận hưởng những thứ mà Minh không còn cơ hội thể tận hưởng, và vì không nhận ra Minh lúc đó đã đang đau buồn và cần sự an ủi.
Thái Độ Và Nghiên Cứu Về Vấn Nạn Lạm Dụng Rượu Bia Ở Học Sinh
Lạm dụng rượu bia* trong môi trường học đường đang là một vấn đề được lưu ý ở nhiều nước trên thế giới. Một thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy trong khoảng 70% sinh viên sử dụng các loại đồ uống có cồn, đến gần 50% trong số họ có hành vi sử dụng rượu bia quá liều lượng ít nhất một lần trong khoảng hai tuần [1]. Ở Việt Nam, một cuộc khảo sát Đại học Y Hà Nội và Thái Nguyên cho thấy, trong vòng một năm số sinh viên biểu hiện hành vi lạm dụng này là 12.5%, trong tổng số 65.5% sinh viên có sử dụng rượu bia [2].
Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 12 | MUOI
Mình là MUOI, hiện là sinh viên năm thứ 2 ngành Kinh doanh quốc tế. Ngành học mà mình đang theo đuổi thực chất chẳng có chút liên quan nào tới vị trí của mình tại IPO, nhưng thiết kế và lên ý tưởng bài vẽ cho các post là một công việc mình thực sự yêu thích. Đôi khi mình nghĩ rằng, nếu như mình tài năng hơn một chút, thì biết đâu mình lại đang theo học ngành Thiết kế đồ hoạ
Kỳ Thị Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Những Ai Đang Trải Qua Rối Loạn Tâm Lý tại Việt Nam?
“Rối loạn tâm lý xảy ra khi suy nghĩ chán nản và áp lực khiến não bộ của chúng ta không được bình thường, và chúng được gây ra bởi những vấn đề gia đình.”
Đấy là những suy nghĩ về rối loạn tâm lý được gói gọn trong một câu trả lời ngắn của người thân mình khi được hỏi: “Định nghĩa về rối loạn tâm lý của bạn là gì?”. Câu trả lời này có một phần nào đó đúng theo một khía cạnh nhất định, tuy nhiên, nó không phải là một định nghĩa hoàn chỉnh về các rối loạn tâm lý. Ở Việt Nam, rối loạn tâm lý thường không thu hút được nhiều sự chú ý do cho đến nay, các chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Y Tế vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các rối loạn truyền nhiễm [3]. Sự thiếu thốn về nguồn lực để có thể nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng đồng nghĩa với mức độ lan truyền của sự kỳ thị sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến những người đang phải trải qua các rối loạn tâm lý.
Nuôi Dưỡng Và Cân Bằng Khả Năng Đồng Cảm (phần 2)
Mặt trái, hay giới hạn, của sự đồng cảm xảy ra khi bạn thường xuyên đặt cảm xúc và quan điểm của người khác lên trên quan điểm của mình. Bạn có thể trải qua cảm giác trống rỗng hoặc tự tạo khoảng cách, thậm chí phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm mức độ thấp [7]. Thật mệt mỏi khi bạn cứ đặt mình vào vị trí của người khác và bạn tự đặt gánh nặng lên mình - điều này làm cạn kiệt nguồn lực tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chính bạn.
Nuôi Dưỡng Và Cân Bằng Khả Năng Đồng Cảm (phần 1)
Trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và cảm nhận cảm xúc của họ. Một số có thể làm điều này một cách tự nhiên, một số phát triển nó trong quá trình trưởng thành, và một số khác gần như không có khả năng này. Đó là khả năng thể hiện sự đồng cảm.