Tất Cả Các Bài Viết

Góc Học Thuật Tiên Trần Góc Học Thuật Tiên Trần

Kỹ Thuật Viên Tâm Lý: Rút Ra Những Kinh Nghiệm Gì? (phần 2)

Khi mới bắt đầu làm việc, tôi đã cố gắng hết sức để làm hài lòng mọi yêu cầu của họ mặc dù có vài yêu cầu làm tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi nhận ra rằng đôi khi những gì họ muốn không phải là những gì họ cần, do đó tôi đã học cách để biết khi nào nên nói “không” hoặc “dừng lại”.

Read More
Góc Học Thuật Tiên Trần Góc Học Thuật Tiên Trần

Kỹ Thuật Viên Tâm Lý: Vai Trò Của Tôi Là Gì? (phần 1)

Kỹ thuật viên tâm lý là chức vụ khởi điểm của nhân viên tâm lý chuyên chăm sóc bệnh nhân tại những cơ sở về sức khỏe tâm lý. Chúng tôi làm việc với đội ngũ bác sĩ phụ trách của bệnh nhân bao gồm chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tâm thần, y tá, và nhân viên công tác xã hội. Thông qua một chương trình của trường, tôi đã có cơ hội làm việc với tư cách là kỹ thuật viên tâm lý trong sáu tháng và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm về công việc này. Xin lưu ý rằng mỗi trung tâm tâm lý sẽ có cơ sở hạ tầng và cách hoạt động khác nhau, vì vậy những chia sẻ của tôi có thể không áp dụng hết cho tất cả các kỹ thuật viên tâm lý.

Read More
Góc Cảm Nhận Thuỳ Nguyễn Góc Cảm Nhận Thuỳ Nguyễn

Review Sách: Men Explain Things to Me - Rebecca Solnit

Men Explain Things to Me (2014) tập hợp chín bài tiểu luận được tác giả Solnit xuất bản vào những mốc thời gian khác nhau trong suốt bảy năm (2008-2014). Chín chương sách, mỗi chương lật mở một tấm màn nhức nhối xoáy sâu vào sự bất bình đẳng giới tràn lan trong từng căn nhà và ngõ ngách của thể chế Mỹ. Nơi đây, phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng cho nữ giới đã diễn ra không ngừng nghỉ suốt hơn 100 năm qua và vẫn chưa có hồi kết (Chương 2: Cuộc chiến dai dẳng nhất) [3]. Bạo lực, đe dọa mạng sống, bắt nạt trực tuyến, hiếp dâm, cưỡng dâm, quấy rối tình dục, khinh thường, hạ bệ nhân phẩm, phớt lờ lời kêu cứu, vu khống, đổ lỗi cho chính nạn nhân, và các tệ nạn khác vẫn tiếp tục đàn áp nữ giới tại một đất nước mà nền giáo dục và kinh tế dẫn đầu thế giới.

Read More
Góc Cảm Nhận Minh Phạm Góc Cảm Nhận Minh Phạm

Hành Trình 7 Năm Tìm Lại Bản Thân (phần 2)

Trong những năm sau đó, mình đã hướng tới tư tưởng quan tâm đến người khác nhiều hơn, mà không hề biết rằng mình làm việc đó bằng cách tự hạ thấp bản thân. “Nếu mình ghét bản thân, mình sẽ đối xử với người khác tốt hơn”. Đó là tư duy vô thức của mình. Ngoài sự thiếu tự tin vốn có do trầm cảm gây ra, điều này còn ảnh hưởng tới việc mình nhìn nhận giá trị bản thân và sự xuất hiện thường xuyên của những bất an, sợ hãi, lo lắng, suy nghĩ quá độ và tiêu cực khác về bản thân. Điều này kéo dài trong suốt những năm đại học của mình sau khi đã rời Washington DC.

Read More
Góc Cảm Nhận Minh Phạm Góc Cảm Nhận Minh Phạm

Hành Trình 7 Năm Tìm Lại Bản Thân (phần 1)

Mình bắt đầu tự hỏi về giá trị bản thân. Mình tự hỏi tại sao mọi người không thích trò chuyện hay đi chơi cùng mình. Sau cùng mình đã kết luận rằng bản thân mình là người xấu mà không ai muốn. Dần dần mình bắt đầu tin rằng không có ai quan tâm đến mình cả. Sự cô đơn khiến mình chìm sâu vào trầm cảm, mình bị kẹt vào vòng tròn của việc đi học và nhốt bản thân trong phòng khi về đến nhà. Điều đó đã vắt kiệt động lực của mình, và mình sống ngày qua ngày cố gắng tìm kiếm mục đích sống để tiếp tục. Những điều duy nhất có thể giúp mình vui vẻ đó là K-pop và thi thoảng chơi game với bạn bè ở xa. Mình đã không nói với gia đình và bạn bè về vấn đề của bản thân bởi vì mình không còn tin vào giá trị của bản thân và nghĩ rằng việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác là làm phiền họ, và họ sẽ không đủ quan tâm để giúp

Read More
Góc Cảm Nhận Ngan Pham Góc Cảm Nhận Ngan Pham

Những vết sẹo có ích? Có nhất thiết phải “rút-ra-một-điều-gì-đó” từ những tổn thương tâm lý?

Thực tế là, ngay cả với một ai đó xem chừng như đã vượt qua giai đoạn trầm cảm, không có một con đường nào chắc chắn dẫn tới những kết luận tích cực và tốt đẹp. Hành trình đi cùng với sức khoẻ tâm lý của bản thân không hứa hẹn một đoạn kết có hậu, khi mà bạn có thể đạt được một thành tích nào đó, hoặc miễn nhiễm khỏi những rối loạn. Đôi lúc, cho dù tưởng chừng mình trên cơ so với các rối loạn tâm lý, một người vẫn có thể tìm thấy họ lạc lối trong tình trạng tâm lý mà họ vừa tìm ra. Họ chẳng thể chuyển đổi những nỗi đau thành bài học, hoặc ít nhất là không thể ngay lập tức. Họ có thể không đạt được những sự phát triển mới trong đời sống cá nhân hoặc công việc để đền bù cho giai đoạn vừa trải qua. Có thể, một ngày nào đó họ sẽ làm được, cùng với thời gian, ấy nhưng chiếc đồng hồ cuộc đời của mỗi chúng ta thì đều khác nhau. 

Read More
Góc Học Thuật Phuong Thuy & Quynh Theresa Do Góc Học Thuật Phuong Thuy & Quynh Theresa Do

Phương Thức Học Dựa Trên Vấn Đề Và Dựa Trên Bài Giảng Đối Với Sinh Viên Tâm Lý Học

Đa số các trường đại học thường tổ chức các hình thức học theo bài giảng. Sinh viên phải lên lớp nghe giảng viên giảng để có thể tiếp thu kiến thức. Mặt khác, nhiều trường đại học lại thiết kế các chương trình học dựa trên vấn đề. Cách dạy này đòi hỏi sinh viên tự tìm hiểu kiến thức dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tế, cùng với sự hỗ trợ của trợ giảng và giáo sư. Cả hai phương thức trên có những điểm mạnh và điểm yếu riêng và tuỳ thuộc vào chương trình học và trường đại học. Những thông tin dưới đây hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của hai tác giả.

Read More
Góc Tìm Hiểu Huy Lâm Góc Tìm Hiểu Huy Lâm

Sang Chấn Tâm Lý 101

Sang chấn tâm lý! Nghe thật nghiêm trọng và xa xôi, nhưng nó thường thấy hơn ta tưởng. Cuộc sống có thể trở nên vô cùng nguy hiểm và tàn nhẫn chỉ trong tích tắc. Có lẽ bạn đã chứng kiến hoặc kinh nghiệm tai nạn, thiên tai, bạo hành, giết người, trộm cướp, hãm hiếp, mất người thân, v.v. Những tình huống làm đảo lộn thực tại của chúng ta đều có thể tính là sang chấn tâm lý.

Read More
Góc Tìm Hiểu Nhi Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nhi Nguyễn

Vấn Nạn Về Quấy Rối Và Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em

“Đó là một buổi sáng tại một trường học ở Hà Nội, một nữ sinh bước vào lớp, ngồi xuống bàn và máu bắt đầu chảy xuống dưới ghế của cô bé. Sáng hôm đó, cô bé bị lạm dụng tình dục. Khi giáo viên nhắc nhở rằng em nên lót vài tấm giấy ăn để ngồi lên cho đến khi máu ngừng chảy, cô bé bật khóc” [2]. Nữ học sinh 13 tuổi chia sẻ rằng cô bị thầy dạy toán lạm dụng và sự việc kéo dài suốt hai năm sau đó. Do sự sợ hãi của cô bé, kẻ lạm dụng cô chưa bao giờ được nêu tên hay đưa ra tòa. "Ông ta thường đánh tôi. Tôi sợ lắm nhưng không dám kể cho bố mẹ vì ông ta dọa sẽ giết tôi", cô bé kể. "Ông ta điều khiển tôi, khiến tôi cảm thấy bản thân mình tồi tệ hơn". Việc lạm dụng bằng bạo lực trở thành lạm dụng tình dục khi cô bé 14 tuổi. Quá hoảng loạn, cô cuối cùng đã kể cho mẹ nghe sự việc nhưng gia đình chọn cách im lặng.

Read More
Góc Cảm Nhận An Nguyen Góc Cảm Nhận An Nguyen

Review Sách D.A.R.E

Quãng thời gian đó, mình vừa nghỉ việc vì không hài lòng với mức lương, vừa chịu áp lực chính bản thân đặt ra là phải tìm việc có lương cao hơn và phải làm được hết cả núi việc trong to-do list, vừa chịu “cú tát” vào mặt là mọi thứ mình hoạch định đều đổ vỡ, vừa hứng đợt trầm cảm bùng phát nặng. Trước đây, mình chỉ phải làm quen với những ý nghĩ thôi thúc tự tử nhưng lần này, mình thậm chí không thể nghĩ về bất cứ thứ gì do cơ thể luôn khó chịu, luôn thấy lạnh, tim đập nhanh thình lình không lý do, chán ăn, bụng luôn quặn lên, đầu dồn dập những ý nghĩ xâm hại, ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, cơ thể luôn nặng như chì. Kèm theo đó là những phản ứng phụ của thuốc điều trị trầm cảm. Và đọc D.A.R.E là một quyết định hết sức đúng đắn. Cuốn sách đến với mình rất đúng lúc và nội dung, hay làm sao, đều là những gì mình muốn nghe.

Read More
Góc Cảm Nhận InPsychOut VN Góc Cảm Nhận InPsychOut VN

Khi Đồ Ăn Là Những Con Số

Câu chuyện của mình bắt đầu từ năm thứ hai Đại học. Vì tự ti rằng bản thân “mũm mĩm” và từ hồi cấp 3 luôn bị người thân và bạn bè trêu đùa, mình quyết định giảm cân bằng cách tập gym và đếm calo. Với một đứa có tính hiếu thắng cao như mình, khi đi học, mình lúc nào cũng muốn được điểm cao tuyệt đối, và với cân nặng cũng như vậy. Mỗi lần mình giảm được cân, mình lại muốn giảm thêm nữa, thêm nữa, nhiều hơn nữa... Tệ hơn nữa là mình từng rất dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người ngoài. Hồi đó mình nặng 45kg, và có rất nhiều người vẫn nhắn tin khuyên mình nên giảm cân thêm hoặc “cố gắng giữ eo vì thế này xinh lắm”.

Read More
Góc Sáng Tạo Anya Lyubareva Góc Sáng Tạo Anya Lyubareva

Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 11 | Anya Lyubareva

Mình lớn lên ở Nga, sống gần Moscow trong một gia đình có truyền thống sáng tạo với các nghệ sĩ và nhà thiết kế, nơi mà mọi hình thức sáng tạo đều được khích lệ (thậm chí là vẽ bậy lên tường cả bên trong lẫn bên ngoài nhà), nhưng đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm lý thì không.

Read More
Góc Sáng Tạo InPsychOut VN Góc Sáng Tạo InPsychOut VN

Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 10 | Ian

Nghệ thuật luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Khi lớn lên, ước mơ của tôi là trở thành một nghệ sĩ hoặc kiến trúc sư và đó là điều duy nhất tôi đam mê, và thật sự đó là môn học duy nhất mà tôi yêu thích trong suốt thời gian từ tiểu học cho đến trung học cơ sở. Tuy nhiên, niềm đam mê này của tôi đã vơi dần khi tôi chuyển tiếp vào trung học phổ thông và dường như tôi đã không còn thời gian cho nghệ thuật nữa.

Read More
Góc Tìm Hiểu BS. Sơn Tùng Vũ Góc Tìm Hiểu BS. Sơn Tùng Vũ

Trầm Cảm – Những Điều Cần Biết

Theo các nghiên cứu, người ta ước đoán năm 2020, gánh nặng bệnh tật toàn cầu do trầm cảm sẽ đứng thứ hai và đến năm 2030 sẽ đứng thứ nhất trong các bệnh lí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người [1]. Không những làm gánh nặng về kinh tế mà trầm cảm còn làm giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu suất lao động và làm tăng nguy cơ tử vong.

Read More
Góc Học Thuật Greta Cydzikaite Góc Học Thuật Greta Cydzikaite

Âm Nhạc Là Tiếng Nói Của Tâm Hồn - Tại Sao Trị Liệu Âm Nhạc Quan Trọng

Chào mọi người! Tôi là Greta và tôi lớn lên ở Lithuania nhưng lại dành phần lớn thời gian học tập tại Scotland. Từ thời trung học, tôi đã tò mò về tâm lý con người. Cùng lúc đó, tôi cũng đầu tư thời gian vào việc học chơi violin và piano. May mắn thay, ở Scotland, bạn có thể học hai ngành song song với nhau và đó là ngành tôi đã chọn để học - Tâm lý và Âm nhạc. Mọi người thường hỏi mình: “Thế rồi bạn tính làm gì? Trị liệu âm nhạc à?”. Vào thời điểm đó, tôi chưa biết trị liệu âm nhạc là gì. Như nhiều người khác, tôi cho rằng trị liệu tâm lý chỉ là một phát minh không có cơ sở dựa trên việc nghe nhạc để cải thiện sức khỏe. Chẳng ai ngờ rằng chỉ vài năm sau đó, tôi đã quay lại tìm hiểu về trị liệu âm nhạc và được chứng nhận là một chuyên gia trị liệu âm nhạc. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một vài điều tôi học được về trị liệu âm nhạc và phương thức hoạt động của nó.

Read More
Góc Cảm Nhận InPsychOut VN Góc Cảm Nhận InPsychOut VN

Mình Đã Tách Bản Thân Ra Khỏi Gia Đình

Có những lúc mình đã tự hỏi bản thân rằng điều gì đã làm nên mình của hiện tại, một con người sống độc lập và có thể nói là vô cùng lạnh nhạt với gần như tất cả những thành viên khác trong gia đình, những người gần gũi và luôn lo lắng cho mình nhiều nhất? Mình cũng luôn trăn trở rằng điều này sẽ còn diễn ra trong bao lâu nữa và mình sẽ còn lại bao nhiêu thời gian nữa để bù đắp cho những sự lạnh nhạt này, nhất là với chính bố mẹ mình trước khi họ rời đi.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Tự Chủ Có Thể Giúp Bạn Trong Các Nhiệm Vụ Hằng Ngày

Các rối loạn tâm lý thường thấy như trầm cảm và rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều dạng. Các sự thay đổi thông thường có thể thấy qua thói quen ngủ và chế độ ăn uống. Những sự thay đổi hằng ngày có thể làm tồi tệ hơn rối loạn tâm lý của một người và nó có thể trở nên càng ngày càng khó khăn để đối phó với chúng. Vậy làm thế nào tự chủ có thể giúp bạn với điều này?

Read More
Góc Cảm Nhận Thùy Anh K. Nguyễn Góc Cảm Nhận Thùy Anh K. Nguyễn

Review Sách The Body Keeps the Score - Bessel van der Kolk

Đâu đó khoảng đầu năm nay, mình đã khá xấu hổ khi nhận ra rằng, lúc đó, với gần 4 năm dùi mài kinh sử môn Tâm lý, mình lại gần như không biết gì về sang chấn. Đương nhiên, mình có tiếp xúc với chủ đề này khi học tổng quan về các rối loạn tâm lý. Nhưng để có thể tự tin bàn luận hay giải thích cho những người xung quanh thì mình thật sự chưa dám. Sau đó, mình có tìm được quyển The Body keeps The Score được viết bởi Bác sĩ Bessel van der Kolk.

Read More