Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 11 | Anya Lyubareva

14976449_1042873975821217_6879668697275518766_o.jpg

Mình lớn lên ở Nga, sống gần Moscow trong một gia đình có truyền thống sáng tạo với các nghệ sĩ và nhà thiết kế, nơi mà mọi hình thức sáng tạo đều được khích lệ (thậm chí là vẽ bậy lên tường cả bên trong lẫn bên ngoài nhà), nhưng đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm lý thì không. 

Mình hiện 22 tuổi và đang học năm 2 Kiến trúc ở London. Năm 9 tuổi, mình chuyển đến Anh để học và chuyển từ trường nội trú này sang trường nội trú khác - nghệ thuật đã làm chỗ dựa cho mình lúc đó. Mình luôn có hứng thú với nghệ thuật, và quan trọng hơn lý do vì sao mỗi tác phẩm nghệ thuật lại được tạo ra bởi người nghệ sĩ đó. Ví dụ như với mình thì nó bắt nguồn từ mong muốn giãi bày một điều gì đó cho người khác, mà mình không tả được bằng lời. Những tác phẩm của mình thường lấy cảm hứng từ nỗi đau và sự choáng ngợp của bản thân, và mình thường vẽ những gì bản thân cảm nhận được. Mình đã có khá nhiều sở thích - từ thiết kế thời trang, lịch sử nghệ thuật cho đến các ngôn ngữ khác nhau, nhưng nghệ thuật vẫn luôn là một hằng số trong cuộc sống của mình, ở bất kỳ hình thức nào - cho dù đó là những nét vẽ nguệch ngoạc trên bài thi, bài tập về nhà, hình minh họa hay là quần áo tự thiết kế.

Bản thân mình từ lâu đã phải chật vật với sức khỏe tâm lý, nhưng do sự kỳ thị xung quanh chủ đề này, nhất là ở Nga, nơi mà chủ đề này là điều kiêng kỵ, nên đến tận năm thứ 3 đấu tranh với trầm cảm lâm sàng và các rối loạn ăn uống mình mới dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Đây là một chủ đề rất quan trọng với mình và cũng là chủ đề mình muốn khai sáng để giúp giảm đi sự kỳ thị xung quanh nó, vì điều đó ngăn cản mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ và nhận được sự trợ giúp cần thiết. Mình thích học thêm ngôn ngữ mới, đi du lịch, may vá và mọi thứ liên quan đến nghệ thuật và thời trang, cũng như nghệ thuật xăm hình (cả được xăm lẫn vẽ thiết kế). Mình hy vọng một ngày nào đó mình sẽ có triển lãm nghệ thuật của riêng mình ở đâu đó hoặc trở thành một nghệ sĩ xăm hình.

Ashtray Girl - 50_35cm, acrylic paint, building foam, wood, flowers, Summer 2018 (2).jpg

Ashtray Girl: (Cô gái gạt tàn)

Đây là một bức tranh khác nữa mà mình lấy cảm hứng từ một bài hát (tình cờ là cũng của Placebo). Bài hát có tựa đề là This Picture (Bức ảnh này), nói về nhân vật Ashtray Girl (tạm dịch: Cô gái gạt tàn). Bài hát bắt đầu như thế này: I hold an of image of the ashtray girl/ As the cigarette burns on my chest / I wrote a poem that described her world (dịch: Tôi giữ một tấm ảnh của cô gái gạt tàn / Trong lúc điếu thuốc cháy trên lồng ngực / Tôi đã viết bài thơ để miêu tả thế giới của cô ấy) <chuyển đến một trích đoạn khác trong bài hát này> Farewell the ashtray girl / Angelic fruitcake / Beware this troubled world / Control your intake / Goodbye to open sores / Goodbye and furthermore / We know we miss her / We miss her picture / Sometimes it's faded / Disintegrated / For fear of growing old / Sometimes it's faded / Assassinated / For fear of growing old (tạm dịch: Vĩnh biệt cô gái gạt tàn / Cô gái thánh thiện / Hãy cẩn thận với thế giới hỗn tạp này / Làm chủ bản thân / Tạm biệt những vết thương hở / Tạm biệt và hơn nữa / Chúng tôi biết mình nhớ cô ấy / Chúng tôi nhớ hình ảnh của cô / Vỡ thành mảnh / Vì sợ già đi / Đôi lúc phai màu / Bị ám sát / Vì sợ già đi). 

Bức tranh này diễn tả những điều mình tưởng tượng về Ashtray Girl khi mà mình nghe bài hát này. Trên tấm bạt lồng ngực của cô ấy bị đốt cháy dùng bật lửa, và thay vào đó một miếng xốp styrofoam được tô vẽ với những bông hoa có gai màu xanh được đặt bên trong,  mọc ra khỏi khoảng trống nơi tim của cô từng ngụ tại. Mình hạn chế số màu sử dụng và bỏ đi tất cả yếu tố ở phần nền, vì sẽ làm phân tán hình ảnh của cô gái với người nhìn. Bức tranh này mang tính chất khá tượng trưng, và chủ yếu miêu tả một cô gái lạc lõng trong thế giới riêng của cô, đẩy đi tất cả mọi người trong thực tại (tim của cô bây giờ tràn ngập những bông hoa có gai thả bóng vào cơ thể cô (và cuộc sống cô) cùng với sự trống trải – diễn tả bằng styrofoam). Cô kiệt quệ, nhưng bất diệt (cô ấy siêu thực, (bảng màu), là một ảo ảnh - cô ấy không thực sự tồn tại trên thế giới này, do đó không thể bị tổn thương bởi bất kỳ thứ gì ở đây).

Blue

Blue

Bullet of Sorrow: (Viên đạn chứa nỗi đau)Bức tranh này đặc biệt được lấy cảm hứng từ một cụm tiếng Nga mà mình đã thấy trên một hình xăm, dịch ra là "bắn vào tim với một viên đạn chứa nỗi đau”, và đó là ý nghĩa của bức tranh. Mình muốn vẽ chân dung …

Bullet of Sorrow: (Viên đạn chứa nỗi đau)

Bức tranh này đặc biệt được lấy cảm hứng từ một cụm tiếng Nga mà mình đã thấy trên một hình xăm, dịch ra là "bắn vào tim với một viên đạn chứa nỗi đau”, và đó là ý nghĩa của bức tranh. Mình muốn vẽ chân dung một cô gái, người có vẻ đang bị cuốn hút bởi gì đó xa xăm, đầu óc như trên mây. Cô ấy là hiện thân của một người bị bắn bởi viên đạn chứa nỗi đau, đại diện cho cảm giác chìm đắm trong một nỗi đau mông lung choáng ngợp. Mình đã chọn những màu chói và tương phản, để tạo cảm giác đây là một viễn cảnh siêu thực, chỉ có trong tưởng tượng (cùng lý do với màu xám và màu nhạt của khuôn mặt cô ấy - vì cô là ảo ảnh) 

Edge of Reality: (Ranh giới thực tại)Tác phẩm này cũng tập trung vào chủ đề sức khoẻ tâm lý. Phân ly (dissociation) là một hiện tượng phổ biến với những người có rối loạn tâm lý - cảm giác như mình đang tồn tại bên ngoài cơ thể, như đang đứng sau mộ…

Edge of Reality: (Ranh giới thực tại)

Tác phẩm này cũng tập trung vào chủ đề sức khoẻ tâm lý. Phân ly (dissociation) là một hiện tượng phổ biến với những người có rối loạn tâm lý - cảm giác như mình đang tồn tại bên ngoài cơ thể, như đang đứng sau một tấm kính tách mình ra khỏi cuộc sống bản thân, nơi bạn có thể cảm thấy được những gì đang xảy ra nhưng không thể làm gì - hoàn toàn bất lực, như một khán giả đang xem một bộ phim truyền hình. Đây là điều mình muốn diễn tả, cách cô gái này đang tựa vào tấm kính từ một thế giới hỗn loạn đầy màu sắc, để nhìn chúng ta một cách đau đớn. Cô ấy đang nhìn thẳng vào cuộc sống của bản thân, nhưng không thể bước vào mà chỉ có thể xem. Cô được miêu tả như đang tan vào bầu không khí xung quanh - để thể hiện rằng cô đang ngày một lún sâu hơn thế giới kỳ ảo ấy, và bây giờ thật sự không còn gì chia cắt cô khỏi thế giới phía bên kia tấm kính - chúng ta không thể thấy được những đường viền cơ thể cô và khuôn mặt cô đã hoà luôn vào thế giới ấy. Vậy nên cô ấy gần như đang nói lời tạm biệt đến chúng ta; đến thực tại, nơi cô đã từng sống. 

Falling in Pieces: ( Vỡ thành từng mảnh)&nbsp;Đây là một bức vẽ khá cũ, cũng tập trung vào cảm xúc của mình liên quan đến sức khoẻ tâm lý và trải nghiệm việc suy sụp như thế nào. Mình vẽ cả bức chân dung liền lạc bằng mực và bút chì, rồi cắt ra và d…

Falling in Pieces: ( Vỡ thành từng mảnh) 

Đây là một bức vẽ khá cũ, cũng tập trung vào cảm xúc của mình liên quan đến sức khoẻ tâm lý và trải nghiệm việc suy sụp như thế nào. Mình vẽ cả bức chân dung liền lạc bằng mực và bút chì, rồi cắt ra và dán chúng lại với nhau, như thể bị vỡ ra, nhưng không phải theo kiểu mảnh ghép xếp hình - nó giống một mảnh thủy tinh được khéo léo làm vụn hơn. Bức vẽ này được vẽ vào thời điểm khó khăn nhất của mình, lúc mà mình đã cảm thấy như bản thân mình rã ra từng mảnh và cả cuộc sống và hiện tại bị tan nát thành nhiều mảnh. Đương nhiên, ngoại hình không thể đại diện hoàn toàn cho bản sắc cá nhân, nhưng nó là một trong những thứ giúp ta phân biệt người này với người khác và giúp ta tạo nên nét riêng. Vì vậy, đây là cách đơn giản hơn để truyền tải rằng ai đó đang tan rã, nhưng nó không chỉ về ngoại hình mà thiên về trạng thái cảm xúc/tinh thần nhiều hơn.


There’s something in the shadows: ( Có cái gì đó trong bóng tối)Tựa đề mà mình đã chọn cho tác phẩm này đến từ bài hát “In the Shadows” của Amy Stroup. Đối với mình, bài hát này rất phù hợp vì nó nói về một sự tăm tối đang ẩn nấp - như thứ được tạo …

There’s something in the shadows: ( Có cái gì đó trong bóng tối)

Tựa đề mà mình đã chọn cho tác phẩm này đến từ bài hát “In the Shadows” của Amy Stroup. Đối với mình, bài hát này rất phù hợp vì nó nói về một sự tăm tối đang ẩn nấp - như thứ được tạo nên bởi rối loạn tâm thần và dấy lên những suy nghĩ ảm đạm trong tâm trí. There's something in the shadows / Cuts you like an arrow / Shifting through the dark / Your strength is in your weakness / There's fire in your blood / Hanging from that hope (Có cái gì đó trong bóng tối / Cắt bạn như một mũi tên / Xuyên qua màn đêm / Sức mạnh của bạn nằm ở điểm yếu của bản thân / Có lửa chảy trong huyết quản của bạn / Bám lấy niềm hy vọng ấy)

Mặc dù ý tưởng về tác phẩm của mình khá đơn giản và thậm chí tầm thường, mình muốn nó dễ hiểu với tất cả mọi người. Mình muốn nó thể hiện được những cảm xúc khi bạn bị ăn mòn từ bên trong bởi chính những suy nghĩ và cảm xúc của mình - những điều mà bạn không thể nói thành lời, nhưng chúng tồn tại và đang ăn thịt bạn từ bên trong. Bạn mơ ước để loại bỏ chúng - ngay cả khi chỉ bằng một tiếng thét như vật. Những con chim bay ra từ tiếng thét được tạo hình 3D để truyền tải rằng rối loạn tâm lý là có thật chứ không phải ảo tưởng - nó không phải là một truyền thuyết.Kể cả khi ta không thể chạm vào nó thì nó là thật, giống như những con chim này, và nó cũng trùm một màn đêm lên cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Một bên của khuôn mặt, đã rữa đi và giờ chỉ còn lại bóng tối, sự hỗn độn và những mảnh vỡ - đại diện cho bản ngã của chúng ta, cách nó bị thay đổi bởi những rối loạn tâm thần, và cách chúng ta bắt đầu đánh mất chính mình. Phần mặt ấy mất đi chính vì liên tục chôn giấu những cảm xúc tiêu cực để có thể thích nghi. Mình cũng muốn bày tỏ rằng rối loạn tâm thần có thể xảy ra với bất kỳ ai chứ không riêng một kiểu người, một xu hướng giới tính hay một độ tuổi riêng biệt nào cả. Các vấn đề sức khỏe tâm lý không hề phân biệt - chúng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tất cả những con chim trong tác phẩm đều độc nhất về chủng loại và có màu sắc mơ hồ, để cho thấy rằng mỗi trường hợp đều khác nhau, và nỗi đau ở mỗi người khác nhau và không thể định nghĩa được một cách chính xác và chung chung. Mỗi người đều trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng- cũng như cách mà mỗi người đều là độc nhất thì trải nghiệm và cảm xúc của họ cũng vậy - bất kể người đó đang khỏe mạnh hay đang trải qua nhiều khó khăn đi chăng nữa.

Meds: (tạm dịch: Thuốc)Đây thật ra là bức tranh bằng sơn acrylic đầu tiên của mình và là lời phản hồi đến một nghệ sĩ digital (kỹ thuật số) tuyệt vời đến từ Nhật Bản tên là Xhxix, người chủ yếu vẽ những người đàn ông trẻ trong những trạng thái đau đ…

Meds: (tạm dịch: Thuốc)

Đây thật ra là bức tranh bằng sơn acrylic đầu tiên của mình và là lời phản hồi đến một nghệ sĩ digital (kỹ thuật số) tuyệt vời đến từ Nhật Bản tên là Xhxix, người chủ yếu vẽ những người đàn ông trẻ trong những trạng thái đau đớn và khốn khổ về mặt tinh thần khác nhau, thể hiện những cảm xúc thô sơ, nhưng bản chất về tính biểu tượng của tranh vẫn luôn để ngỏ. Mình yêu các tác phẩm nghệ thuật của anh ấy và quyết định sáng tác một tác phẩm theo phong cách của anh để bày tỏ lòng kính trọng. 

Tác phẩm của mình mang một số yếu tố chính trong phong cách của Xhxix như là bảng màu u ám, môi sưng vù và đôi mắt vô hồn của nhân vật. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện tác phẩm, mình nhận ra rằng mình muốn thêm ý nghĩa cho tác phẩm này dựa trên cuộc sống của mình và đó chính là lý do tại sao lại có vô số viên thuốc, nút áo và từ ngữ vương vãi khắp nơi. Mình cũng phần nào lấy cảm hứng từ bài "Meds" của Placebo, cũng chính là nguồn gốc của tên tác phẩm. Sự hỗn loạn về vật chất xung quanh phần đầu nhân vật biểu trưng cho trạng thái tâm trí mù mịt, có thể do các vấn đề tâm lý và hệ quả của chúng - chẳng hạn như chứng lạm dụng chất kích thích. Đôi mắt anh ta vô hồn và con ngươi giãn rộng, tương tự như đôi mắt của một người dưới tác động của các chất kích thích. Tâm trí anh chứa đầy những chữ cái lộn xộn (hỗn loạn, không rõ ràng), đồ vụn vặt linh tinh (mà không có lý gì lại ở trong đầu anh ta như nút áo, xâu hạt, v.v.) và thuốc (những viên thuốc được sử dụng cho tác phẩm này thực chất là thuốc chống trầm cảm được kê cho mình). Ở phía bên phải đầu, bạn cũng có thể thấy rằng các chữ cái đã tạo thành một câu hỏi đơn giản - TẠI SAO, đó là câu hỏi không bao giờ kết thúc. 

Mình chọn bài hát Meds cho tựa đề không chỉ vì trong tác phẩm có thuốc thật, mà còn vì bài hát nói về một trạng thái tinh thần không ổn định: cảm giác rơi tự do, sự mơ hồ nói chung, những khoảng trống trong ký ức và những khía cạnh khác làm mình thực sự liên tưởng đến hành trình với sức khỏe tinh thần và thuốc. Vì ít nhất đối với mình, việc tìm ra loại thuốc phù hợp cho tình trạng tâm lý của mình là một hành trình vẫn đang tiếp diễn và luôn biến chuyển, với những thăng trầm và sự kỳ thị mình phải chịu đựng, và mình luôn cảm thấy nó như một trở ngại, nhưng không sử dụng thuốc (chẳng hạn như do bạn quên mất) cũng có thể dẫn đến những hậu quả của nó.


Ribs:  (Xương sườn)Ribs là một buổi shoot ngắn mà mình thực hiện cho nghiên cứu nghệ thuật về rối loạn ám ảnh ngoại hình và rối loạn ăn uống. Ban đầu, thành phẩm của buổi chụp là một bộ ảnh gồm 20 tấm, nhưng cuối cùng thì đây là tấm ảnh mình chọn là…

Ribs: (Xương sườn)

Ribs là một buổi shoot ngắn mà mình thực hiện cho nghiên cứu nghệ thuật về rối loạn ám ảnh ngoại hình và rối loạn ăn uống. Ban đầu, thành phẩm của buổi chụp là một bộ ảnh gồm 20 tấm, nhưng cuối cùng thì đây là tấm ảnh mình chọn làm bìa vì mình nghĩ đó là tấm ảnh có sức ảnh hưởng lớn nhất. Mỗi tấm ảnh đều kèm theo một đoạn phỏng vấn với người mẫu chủ đề của bức ảnh ấy, về tiêu chuẩn cái đẹp, hình ảnh cơ thể, v.v Cô gái trong ảnh này là bạn của mình, khoảng chừng 30 tuổi (vào thời điểm chụp), cao 178cm và nặng khoảng 40kg. Cô ấy có khá nhiều vấn đề sức khỏe từ việc thiếu cân trầm trọng trọng nhưng mà cô ấy không chấp nhận điều này - cô không nghĩ bản thân mình bị suy dinh dưỡng. 


Cut away: ( Cắt bỏ)Tác phẩm này khá đơn giản và dễ hiểu về mặt ý nghĩa lẫn hình tượng. Nó bao gồm hình ảnh đồ hoạ đơn giản về một người với vóc dáng thường được xem là gầy, nhưng phần đánh bóng trên cơ thể người đó được tạo nên bởi những ý nghĩ của …

Cut away: ( Cắt bỏ)

Tác phẩm này khá đơn giản và dễ hiểu về mặt ý nghĩa lẫn hình tượng. Nó bao gồm hình ảnh đồ hoạ đơn giản về một người với vóc dáng thường được xem là gầy, nhưng phần đánh bóng trên cơ thể người đó được tạo nên bởi những ý nghĩ của họ - cả tốt (những điều mong muốn - như được xinh đẹp, gầy,...) và xấu, và những ý nghĩ xấu này mang tính đời thường hơn, chịu ảnh hưởng từ sự kỳ thị các tiêu chuẩn sắc đẹp chung lên mọi người (như là mập, xấu) cũng như những hệ quả chung chung hơn như nỗi đau, sự chật vật,... Cơ thể bị vây quanh bởi những từ ngữ khác nữa, hầu như là từ đại diện cho dư luận xã hội - béo quá, gầy quá, chưa đạt được gì và nhiều hơn nữa. Những ý nghĩ đại diện cho dư luận bao gồm cả tốt và xấu, vì bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người dù bạn trông như thế nào đi nữa. Ngoài ra còn có một đường cắt - - - - - - với biểu tượng cây kéo kế bên trên bụng, tượng trưng cho một suy nghĩ dai dẳng của mình khi trải qua chứng rối loạn ăn uống - muốn cắt bỏ mỡ ra khỏi cơ thể. Đây là suy nghĩ mà bản thân mình biết những ai có rối loạn ăn uống hoặc sự tự ti vóc dáng đều có. Ý nghĩ ấy được hình thành chủ yếu do sức ép từ dư luận và những chuẩn mực vẻ đẹp lên tất cả mọi người, kể cả khi không được sự cho phép từ chính chủ.


Dịch và Biên Tập: Thùy Anh Nguyễn

Previous
Previous

Khi Đồ Ăn Là Những Con Số

Next
Next

Tác Phẩm Nổi Bật Của Tháng 10 | Ian