Tất Cả Các Bài Viết
Tự “Chẩn Đoán”
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, chắc hẳn bạn cũng đã có vài lần lên mạng tra cứu về triệu chứng tâm lý mà bạn đang cảm nhận. Tuy việc tra cứu trên mạng có thể giúp bạn nhận diện và tìm hiểu thêm về các rối loạn tâm thần, đôi khi nó lại có hại nhiều hơn là lợi.
Dược Lý Của Trầm Cảm Và Các Thuốc Trầm Cảm
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý thường gặp có thể gây gây ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm bao gồm cảm thấy buồn chán, mất hứng thú trong các hoạt động mà bạn từng yêu thích, mất khẩu vị, không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều, cảm thấy tội lỗi và không có giá trị, không thể tập trung, suy nghĩ tới cái chết hoặc tự tử [1, 2]. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc và tinh thần, có thể giảm khả năng làm việc và sinh hoạt của bạn. Giai đoạn trầm cảm có thể đi từ mức độ nhẹ đến nặng (đi kèm với những triệu chứng loạn thần, ảo tưởng và ảo giác) [2].
Vì Tiền: So Sánh Hạnh Phúc Ở Các Nước OECD
Ở nước Mỹ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao thứ nhì đối với người từ 10 đến 34 tuổi [2]. Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên toàn thế giới, phải chứng kiến gần 40 người tự sát mỗi ngày [3]. Ngoài nền kinh tế lớn thứ ba trên toàn thế giới, Nhật Bản còn được biết đến qua khu rừng Aokigahara, địa điểm tự sát nổi tiếng thế giới [4]. Những mặt đối nghịch này khiến ta phải tự hỏi một câu hỏi triết lý muôn thuở: Liệu tiền bạc có đem lại hạnh phúc?
Hành Trình 7 Năm Tìm Lại Bản Thân (phần 1)
Mình bắt đầu tự hỏi về giá trị bản thân. Mình tự hỏi tại sao mọi người không thích trò chuyện hay đi chơi cùng mình. Sau cùng mình đã kết luận rằng bản thân mình là người xấu mà không ai muốn. Dần dần mình bắt đầu tin rằng không có ai quan tâm đến mình cả. Sự cô đơn khiến mình chìm sâu vào trầm cảm, mình bị kẹt vào vòng tròn của việc đi học và nhốt bản thân trong phòng khi về đến nhà. Điều đó đã vắt kiệt động lực của mình, và mình sống ngày qua ngày cố gắng tìm kiếm mục đích sống để tiếp tục. Những điều duy nhất có thể giúp mình vui vẻ đó là K-pop và thi thoảng chơi game với bạn bè ở xa. Mình đã không nói với gia đình và bạn bè về vấn đề của bản thân bởi vì mình không còn tin vào giá trị của bản thân và nghĩ rằng việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác là làm phiền họ, và họ sẽ không đủ quan tâm để giúp
Trầm Cảm – Những Điều Cần Biết
Theo các nghiên cứu, người ta ước đoán năm 2020, gánh nặng bệnh tật toàn cầu do trầm cảm sẽ đứng thứ hai và đến năm 2030 sẽ đứng thứ nhất trong các bệnh lí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người [1]. Không những làm gánh nặng về kinh tế mà trầm cảm còn làm giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu suất lao động và làm tăng nguy cơ tử vong.
Cộng Đồng LGBTQ+ và Những Vấn Đề Tâm Lý
“ Khoảng thời gian lớp 8 khi phát hiện ra mình là người đồng tính trong khi đó thông tin về chủ đề này lại quá ít ỏi khiến Bình rơi vào khủng hoảng. Đến lớp 12, mặc dù được bạn thân ủng hộ nhưng suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy cô độc luôn bám riết khiến Bình có lần có ý định tự tử. Lúc đó mình thấy mình có lỗi, mình không xứng đáng để sinh ra, tồn tại. Đã nhiều lần mình có suy nghĩ bỏ nhà đi thật xa, tự tử. Một lần suy nghĩ bồng bột, mình đứng ở mép tường sân thượng để tự tử. Nhưng sau đó, nghĩ lại mình thấy đó là không cần thiết.”
Dự Đoán Trầm Cảm Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (video)
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm việc sử dụng các mô hình sàng lọc tự động để có thể nhanh chóng xác định các rủi ro tiềm ẩn của việc phát triển các triệu chứng trầm cảm. Hầu hết các mô hình hiện có thường bao gồm tâm trạng cá nhân, phản ánh qua mạng xã hội tại một thời điểm duy nhất, làm một trong những biến dự đoán. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã giám sát những biến động và chuyển đổi tâm trạng được phản ánh qua những bài đăng trên mạng xã hội trong khoảng thời gian một năm bằng hồ sơ tâm trạng.
Cuộc Sống Mất Đi Niềm Vui, Liệu Tôi Có Trầm Cảm?
"Tôi 27 tuổi, có công việc thu nhập khá, sống cùng vợ và con gái. Vấn đề là tôi cảm thấy mình không có nhiều năng lượng và cảm xúc như trước kia, không có sở thích, và thú thật là có rất ít điều tôi thích làm. So với vợ mình, một người nấu ăn ngon và cá tính, một năm gần đây mối quan hệ của chúng tôi ngày một căng thẳng”.
Các Yếu Tố Nguy Cơ Dẫn Đến Trầm Cảm Ở Thanh Thiếu Niên Việt Nam
Đây là bài thứ 2 trong series Sơ lược về trầm cảm ở thanh thiếu niên. Trong bài này hãy cùng chúng mình khám phá một vài yếu tố dẫn đến trầm cảm ở thanh thiếu niên nhé.
Đối Diện Với Trầm Cảm: Bạn Có Thể Làm Gì?
Nếu bạn hi vọng có một biện pháp hoàn hảo để phòng tránh và giảm thiểu trầm cảm hiệu quả 100% đối với tất cả mọi người thì chúng mình có thể khẳng định rằng không có biện pháp nào như vậy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì để tăng cường sức khỏe tâm lý. Dưới đây là một số yếu tố bảo vệ bạn khỏi nguy cơ trầm cảm. Đối với những bạn đã hoặc đang trầm cảm, thực hiện những điều này có thể giúp giảm cường độ và phòng chống sự tái phát của trầm cảm.
Bạn Đã Biết Gì Về Trầm Cảm Ở Thanh Thiếu Niên?
Trước khi đọc bài viết này, chúng mình muốn bạn hãy thử đoán xem có bao nhiêu thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn đề rối loạn cảm xúc cần được chuẩn đoán và điều trị tại Việt Nam? 30 nghìn, 300 nghìn hay 3 triệu?
Nên Nói Gì Với Một Người Trầm Cảm?
Chào các bạn! Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đọc bài viết này. Mình viết bài viết này khi đang học năm nhất đại học vào khoảng 3 năm trước. Mình đã từng trải qua trầm cảm vào thời điểm ấy và nhưng phải đến lúc này mình mới nhận ra những điều mà mình trải qua là không bình thường và nó không đơn giản chỉ là sự thay đổi tính tình lúc nắng lúc mưa của tuổi mới lớn. Năm ấy là năm cuộc sống của mình xuống dốc và mất phương hướng, nhưng mình đã dần hồi phục và được chữa lành nhờ có những người bạn thân thiết nhất của mình. Bài viết này chứa đựng một vài điều tuyệt nhất mà những người bạn ấy đã nói với mình. Mong rằng những chia sẻ này cũng sẽ giúp cho các bạn hỗ trợ bạn bè mình và người thân trong giai đoạn khó khăn của họ.