Tất Cả Các Bài Viết
Những Quan Niệm Sai và “Red Flags” Về Trị Liệu Tâm Lý
Chắc hẳn bạn cũng đã thấy khá nhiều cảnh phim khi thân chủ nằm trên một cái ghế dài và kể về vấn đề của mình cho nhà trị liệu. Những cảnh này có thể làm nhiều người hiểu lầm rằng trị liệu tâm lý chẳng khác gì việc bạn chia sẻ lo lắng của mình với bạn bè hoặc người thân. Từ đó khiến cho một vài người nghĩ rằng việc tìm đến nhà trị liệu là không cần thiết.
Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 3): Trải Nghiệm Ảo Giác
Qua những nghiên cứu định tính, các nhà nghiên cứu đã xác định năm điều thường được đề cập bởi người nhận trị liệu đó là (1) sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân, (2) sự thay đổi nhận thức về bản thân, (3) cảm giác kết nối, (4) trải nghiệm siêu nhiên (transcendental), và (5) sự mở rộng của cảm xúc [3].
Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 2): Âm Nhạc và Hiệu Quả Lâu Dài
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách thức một buổi trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hay PAP) sẽ diễn ra như thế nào cũng như những lưu ý để đảm bảo an toàn và thành công cho buổi trị liệu đó. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của âm nhạc và hiệu quả lâu dài của PAP.
Trải Nghiệm Tuổi Thơ Bất Trắc
Không thể phủ nhận những trải nghiệm từ thời thơ ấu rõ ràng luôn có tác động lớn đến tính cách, hành vi và cuộc sống chúng ta. Về mặt tiến hóa, con người cũng như các loài động vật khác thường có xu hướng dịu dàng hơn với con của mình nhằm tạo cho chúng cơ hội để lớn lên và phát triển khỏe mạnh hơn. Ngược lại, những Trải nghiệm tuổi thơ bất trắc (Adverse childhood experiences - ACEs) có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho cuộc sống của nạn nhân [1].
Sơ Lược Về Rối Loạn Lưỡng Cực
Bạn đã bao giờ thắc mắc về cảm giác như thế nào khi có rối loạn lưỡng cực? Đây là một tình trạng sức khỏe tâm lý phức tạp, khó hiểu, thậm chí khó chấp nhận, không chỉ đối với cá nhân người được chẩn đoán, mà còn đối với những người thân yêu của họ. Làm thế nào một người hôm nay đang tràn đầy năng lượng và lạc quan với cuộc sống, bỗng nhiên ngày mai họ lại cảm thấy chán nản, không có động lực và không thiết tha làm bất cứ thứ gì? Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về rối loạn này.
Neurodiversity: Một Cách Nhìn Khác Về Tự Kỷ
Neurodiversity (tạm dịch: đa dạng hệ trí não) là giả thuyết đặt ra để giải thích lý do vì sao một số “rối loạn” như tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD) hay chứng khó đọc (dyslexia) không đơn thuần đem lại những khiếm khuyết cho một cá nhân, mà còn đi kèm theo những lợi thế so với người khác [6]. Một số kết quả nghiên cứu đề xuất rằng người tự kỷ thường quan sát và hệ thống hóa tốt hơn, người tăng động có khả năng sáng tạo vượt trội và người khó đọc có ưu thế về tư duy thị giác [3]. Qua đó, bộ não con người được cho rằng có thể được hoạt động dưới một số hệ điều hành khác nhau. Một phép so sánh để ta dễ hình dung (mặc dù không hoàn toàn tương xứng) là máy tính thường có thể được điều khiển bởi các hệ điều hành khác nhau, như Windows, Mac hay Ubuntu.
Trầm Cảm – Những Điều Cần Biết
Theo các nghiên cứu, người ta ước đoán năm 2020, gánh nặng bệnh tật toàn cầu do trầm cảm sẽ đứng thứ hai và đến năm 2030 sẽ đứng thứ nhất trong các bệnh lí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người [1]. Không những làm gánh nặng về kinh tế mà trầm cảm còn làm giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm hiệu suất lao động và làm tăng nguy cơ tử vong.
Âm Nhạc Là Tiếng Nói Của Tâm Hồn - Tại Sao Trị Liệu Âm Nhạc Quan Trọng
Chào mọi người! Tôi là Greta và tôi lớn lên ở Lithuania nhưng lại dành phần lớn thời gian học tập tại Scotland. Từ thời trung học, tôi đã tò mò về tâm lý con người. Cùng lúc đó, tôi cũng đầu tư thời gian vào việc học chơi violin và piano. May mắn thay, ở Scotland, bạn có thể học hai ngành song song với nhau và đó là ngành tôi đã chọn để học - Tâm lý và Âm nhạc. Mọi người thường hỏi mình: “Thế rồi bạn tính làm gì? Trị liệu âm nhạc à?”. Vào thời điểm đó, tôi chưa biết trị liệu âm nhạc là gì. Như nhiều người khác, tôi cho rằng trị liệu tâm lý chỉ là một phát minh không có cơ sở dựa trên việc nghe nhạc để cải thiện sức khỏe. Chẳng ai ngờ rằng chỉ vài năm sau đó, tôi đã quay lại tìm hiểu về trị liệu âm nhạc và được chứng nhận là một chuyên gia trị liệu âm nhạc. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một vài điều tôi học được về trị liệu âm nhạc và phương thức hoạt động của nó.
Tổng Quan Về Rối Loạn Mặc Cảm Ngoại Hình
Trong cuộc sống hiện đại, ngoại hình càng được coi trọng và đánh giá trên nhiều tiêu chí. Nhưng ngoại hình con người không phải lúc nào cũng ở tình trạng hoàn hảo, việc có khiếm khuyết trên cơ thể là điều rất phổ biến, chúng ta có thể không hài lòng một chút về nó. Tuy nhiên khi mặc cảm này quá lớn, ít có căn cứ thực tế và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sống thông thường, thì đó không chỉ còn là vấn đề ngoại hình thông thường. Nếu quan sát thấy những dấu hiệu này ở bản thân hay một người thân quen, điều quan trọng có thể làm là tìm hiểu và tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời bạn nhé!