Tất Cả Các Bài Viết
Một Góc Nhìn Đương Đại Về Học Thuyết Gắn Bó Ở Thanh Thiếu Niên
Học thuyết gắn bó, ngay từ khi ra đời, đã trở thành một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tâm lý học phát triển. Khởi đầu bằng bộ ba tác phẩm kinh điển của mình - Attachment and Loss - John Bowlby [1,2,3] đã đưa ra ý tưởng rằng con người được sinh ra với một hệ thống tâm - sinh lý bẩm sinh (tức hệ thống hành vi gắn bó) thúc đẩy họ tìm kiếm sự gần gũi với một nhân vật gắn bó (attachment figure), đặc biệt những khi phải đối mặt với các mối đe dọa hoặc tác nhân gây lo sợ bất an. Điển hình cho mẫu nhân vật gắn bó này là người chuyên đảm nhiệm vai trò chăm sóc họ (primary caregiver) - có thể là bố mẹ, ông bà, v.v. Theo thuyết này, “sự gắn bó” (attachment) chỉ mối quan hệ tâm lý giữa đứa trẻ và nhân vật gắn bó của chúng và xuất phát từ nhu cầu được an toàn và bảo vệ của đứa trẻ. Nhu cầu này được mô tả như một bản năng sinh học và nó đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu, khi một cá nhân chưa trưởng thành và dễ bị tổn thương [4].
Thái Độ Và Nghiên Cứu Về Vấn Nạn Lạm Dụng Rượu Bia Ở Học Sinh
Lạm dụng rượu bia* trong môi trường học đường đang là một vấn đề được lưu ý ở nhiều nước trên thế giới. Một thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy trong khoảng 70% sinh viên sử dụng các loại đồ uống có cồn, đến gần 50% trong số họ có hành vi sử dụng rượu bia quá liều lượng ít nhất một lần trong khoảng hai tuần [1]. Ở Việt Nam, một cuộc khảo sát Đại học Y Hà Nội và Thái Nguyên cho thấy, trong vòng một năm số sinh viên biểu hiện hành vi lạm dụng này là 12.5%, trong tổng số 65.5% sinh viên có sử dụng rượu bia [2].
Các Yếu Tố Nguy Cơ Dẫn Đến Trầm Cảm Ở Thanh Thiếu Niên Việt Nam
Đây là bài thứ 2 trong series Sơ lược về trầm cảm ở thanh thiếu niên. Trong bài này hãy cùng chúng mình khám phá một vài yếu tố dẫn đến trầm cảm ở thanh thiếu niên nhé.
Bạn Đã Biết Gì Về Trầm Cảm Ở Thanh Thiếu Niên?
Trước khi đọc bài viết này, chúng mình muốn bạn hãy thử đoán xem có bao nhiêu thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn đề rối loạn cảm xúc cần được chuẩn đoán và điều trị tại Việt Nam? 30 nghìn, 300 nghìn hay 3 triệu?