Tất Cả Các Bài Viết
Vì Tiền: So Sánh Hạnh Phúc Ở Các Nước OECD
Ở nước Mỹ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao thứ nhì đối với người từ 10 đến 34 tuổi [2]. Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên toàn thế giới, phải chứng kiến gần 40 người tự sát mỗi ngày [3]. Ngoài nền kinh tế lớn thứ ba trên toàn thế giới, Nhật Bản còn được biết đến qua khu rừng Aokigahara, địa điểm tự sát nổi tiếng thế giới [4]. Những mặt đối nghịch này khiến ta phải tự hỏi một câu hỏi triết lý muôn thuở: Liệu tiền bạc có đem lại hạnh phúc?
InPsychOut Kể Chuyện Gãy #1: Khi Một Người Mất Một Người
“Những hình ảnh đó nó không rời anh được, những lúc đó mình cảm thấy cái tình huống đó nó cứ quay về rồi mình bắt đầu ôn lại những ký ức những người bạn của mình đã đi ra sao, những chi tiết đó thật sự mình cảm thấy khá là đau.”
Cộng Đồng LGBTQ+ và Những Vấn Đề Tâm Lý
“ Khoảng thời gian lớp 8 khi phát hiện ra mình là người đồng tính trong khi đó thông tin về chủ đề này lại quá ít ỏi khiến Bình rơi vào khủng hoảng. Đến lớp 12, mặc dù được bạn thân ủng hộ nhưng suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy cô độc luôn bám riết khiến Bình có lần có ý định tự tử. Lúc đó mình thấy mình có lỗi, mình không xứng đáng để sinh ra, tồn tại. Đã nhiều lần mình có suy nghĩ bỏ nhà đi thật xa, tự tử. Một lần suy nghĩ bồng bột, mình đứng ở mép tường sân thượng để tự tử. Nhưng sau đó, nghĩ lại mình thấy đó là không cần thiết.”
Gửi Bạn, Người Đã Nghe Thấy Tôi
Tôi nhớ lần đầu tiên nhìn thấy dòng chữ phun sơn Suicide Prevention Hotline (tạm dịch: Đường dây nóng ngăn chặn tự tử) dưới chân một cây cầu vượt tại Malaysia, tôi cảm thấy cực kỳ bồn chồn khó chịu. Chẳng phải chuyện của chung, sao người ta lại in lên nơi công cộng thế nhỉ, nhỡ trẻ con thấy thì giải thích thế nào. Ngày đặt chân lên đất Mỹ, tôi tiếp tục để ý thấy những bảng quảng cáo lớn in số điện thoại đường dây nóng toàn quốc này, và chính tôi, từng nhận định rằng, phải chăng đây là “bệnh” của người giàu, mặt trái của lối sống “ích kỷ" và “chủ nghĩa cá nhân”?
Tổng Quan Về Hành Vi Tự Sát
Tự sát là một vấn đề nghiêm trọng diễn ra ở khắp các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt ở các nước Châu Á phát triển. Theo số liệu thống kê tỷ lệ tự sát (tính bằng số ca tự sát/100.000 người) trung bình toàn cầu là 10.5. Trong đó, Hàn Quốc đứng thứ 10 trên thế giới với tỷ lệ 26.9, Nhật Bản 18.5, và Trung Quốc 9.7 [1]. Tại các nước này, tỷ lệ tự sát trong độ tuổi thanh thiếu niên, từ học sinh đến những người đã đi làm, ở mức cao hơn tỷ lệ trung bình của quốc gia. Tại Việt Nam, tuy số liệu thống kê về tự sát không được công bố rộng rãi vì tính nhạy cảm của chủ đề này và các hội thoại xung quanh vấn đề tự sát dường như không diễn ra ngoài khuôn viên bệnh viện và phòng khám tâm thần, chúng ta vẫn biết đến hành vi tự sát trên các mặt báo trong nước, cũng như những vụ tự sát đình đám quốc tế của Goo Hara và Sulli năm 2019, Kim Jonghyun năm 2017, Anthony Bourdain năm 2018, và Robin Williams năm 2014.