Tất Cả Các Bài Viết
Sức khỏe Tâm lý của Sinh viên Đại học (Phần 2)
Trong phần một, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm sinh viên đại học qua lăng kính một số học thuyết phát triển về độ tuổi mới trưởng thành. Trong phần này, mình sẽ giới thiệu những khó khăn tâm lý thường gặp của sinh viên và gợi ý một số hướng phát triển hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên, dựa trên những tựa sách mới nhất về chủ đề này.
Quá Trình Phát triển Của Sinh Viên Đại Học - Phần 1
Bài viết này gồm hai phần, xoay quanh ba chủ đề chính: Sự phát triển của sinh viên đại học, các vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp của sinh viên, và một số định hướng cho giáo dục đại học nhằm hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên tại Việt Nam. Cụ thể hơn, trong phần một, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm sinh viên đại học qua lăng kính một số học thuyết phát triển của độ tuổi mới trưởng thành. Trong phần hai, mình sẽ giới thiệu những khó khăn tâm lý thường gặp của sinh viên và gợi ý một số hướng phát triển hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên, dựa trên những tựa sách mới nhất về chủ đề này.
Tâm Lý Học Ở Việt Nam Có Khác So Với Ở Anh?
Như các bạn đã biết, Tâm lý học là một môn học từ phương Tây đã du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây và hiện đang được giảng dạy ở nhiều trường đại học. Câu hỏi đặt ra là “Cách giảng dạy Tâm lý học ở Việt Nam có khác gì nhiều so với các nước ở phương Tây?” Qua sự so sánh này, ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của Việt Nam về mảng Tâm lý học. Để phần nào làm rõ được câu hỏi này, mình sẽ sử dụng chương trình học năm nhất từ 2 trường đại học làm ví dụ: Đại học (ĐH) Hoa Sen (TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam) - nơi mình đang theo học môn Tâm lý và Đại học Manchester Metropolitan (Manchester, Vương Quốc ở Anh) - nơi Minh, một thành viên khác của IPO, đang theo học.