Tất Cả Các Bài Viết
Bạn Có Đang Thật Sự Lắng Nghe?
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa và lành mạnh. Khi người thân hoặc bạn bè chúng ta trải qua những thời gian khó khăn, ai cũng muốn có thể giúp đỡ và phần nào đó giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày cho họ. Việc có thể tạo ra một không gian thoải mái, an toàn để họ có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chắc chắn sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể tiếp tục đối đầu và vượt qua những khó khăn
Bạn Có Đang Cô Đơn?
Cô đơn là một trạng thái tinh thần phức tạp, khiến con người cảm thấy trống trải, lạc lõng, đơn độc, bị cô lập, hoặc bị ngắt kết nối với xã hội một cách không mong muốn. Những người cô đơn thường khao khát kết nối với người khác, nhưng trạng thái tâm trí của họ khiến việc hình thành kết nối với người khác trở nên khó khăn hơn. Cô đơn có thể hiện hữu và được cảm nhận ngay cả khi có nhiều người xung quanh trong công việc, cuộc sống.
Tự “Chẩn Đoán”
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, chắc hẳn bạn cũng đã có vài lần lên mạng tra cứu về triệu chứng tâm lý mà bạn đang cảm nhận. Tuy việc tra cứu trên mạng có thể giúp bạn nhận diện và tìm hiểu thêm về các rối loạn tâm thần, đôi khi nó lại có hại nhiều hơn là lợi.
Giấc Ngủ và Sức Khỏe Tâm Thần (phần 2): Rối Loạn Mất Ngủ
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ và những hậu quả đến từ việc gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, trong phần này, chúng ta sẽ nói về một loại rối loạn giấc ngủ (sleep disorder) cụ thể - rối loạn mất ngủ (insomnia). Những người có rối loạn mất ngủ thường trằn trọc, ngủ không sâu giấc hoặc có chất lượng giấc ngủ kém ít nhất 3 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các hoạt động thường ngày của họ [1]. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 30% dân số thế giới có rối loạn mất ngủ.
Giấc Ngủ và Sức Khỏe Tâm Thần (phần 1): Giai Đoạn của Giấc Ngủ
Ai cũng biết ngủ là một cách để chúng ta nạp năng lượng, nhưng bạn có biết là nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển của thần kinh, trí nhớ, loại bỏ độc tố trong tế bào, và điều chỉnh cảm xúc hay không [1,2]? Tuy các nhà khoa học vẫn chưa giải mã hết được chức năng của giấc ngủ, họ đều đồng tình đó là giấc ngủ chất lượng tốt là cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh [3]
Lạc Quan, Căng Thẳng và Sức Khỏe Tinh Thần
Một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư cho thấy rằng bi quan có thể dự đoán được khả năng hình thành những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và lo âu sau ba tháng [1]. Kết quả của nghiên cứu phần nào nói lên rằng người bi quan mang những rủi ro hình thành các rối loạn tâm lý nhiều hơn so với người lạc quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên đó là căng thẳng [1]. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ bàn đến vai trò của lạc quan và bi quan trong quá trình hình thành và thích nghi với căng thẳng ở con người. Qua đó phần nào lý giải việc tại sao người lạc quan thường có sức khoẻ tinh thần ổn định hơn so với người bi quan.
Những Đứa Trẻ Bị Phụ Huynh Hóa - Họ Là Ai?
“Khác với những đứa trẻ khác, Jenny ngồi im lặng trên chiếc ghế trong phòng tham vấn, tay chống cằm và đôi mắt nhìn vô định. Mẹ Jenny đưa em đến đây. […] Lảng tránh ánh mắt của tôi nhưng Jenny trả lời chi tiết và rành rọt những câu hỏi về tình trạng gia đình, những khó khăn mà mẹ em và em đang phải đối mặt. Rất nhiều lần, tôi phải tự nhắc nhở rằng tôi đang nói chuyện với một cô bé 7 tuổi, chứ không phải 37 tuổi. [1]”
Quá Trình Hình Thành Bản Sắc Ở Giới Trẻ: Tác Dụng Trái Chiều Của Các Mối Quan Hệ, Cộng Đồng Và Giới Tính
Nghiên cứu tâm lý sau này đã phát triển từ nhận định của Erikson rằng mỗi cá thể đều phải trải qua một cuộc khủng hoảng về bản sắc đến mức độ tận tâm trong cam kết của họ với bản sắc họ có. Quá trình họ định hướng và cam kết với những lựa chọn của mình có thể được phân biệt thành bốn trạng thái bản tính khác nhau: Khuếch tán (Diffusion), Mặc định (Foreclosure), Tìm kiếm (Moratorium), và Hoàn thiện (Identity achievement) [5].
Sức khỏe Tâm lý của Sinh viên Đại học (Phần 2)
Trong phần một, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm sinh viên đại học qua lăng kính một số học thuyết phát triển về độ tuổi mới trưởng thành. Trong phần này, mình sẽ giới thiệu những khó khăn tâm lý thường gặp của sinh viên và gợi ý một số hướng phát triển hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho sinh viên, dựa trên những tựa sách mới nhất về chủ đề này.
Cộng Đồng LGBTQ+ và Những Vấn Đề Tâm Lý
“ Khoảng thời gian lớp 8 khi phát hiện ra mình là người đồng tính trong khi đó thông tin về chủ đề này lại quá ít ỏi khiến Bình rơi vào khủng hoảng. Đến lớp 12, mặc dù được bạn thân ủng hộ nhưng suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy cô độc luôn bám riết khiến Bình có lần có ý định tự tử. Lúc đó mình thấy mình có lỗi, mình không xứng đáng để sinh ra, tồn tại. Đã nhiều lần mình có suy nghĩ bỏ nhà đi thật xa, tự tử. Một lần suy nghĩ bồng bột, mình đứng ở mép tường sân thượng để tự tử. Nhưng sau đó, nghĩ lại mình thấy đó là không cần thiết.”