Tất Cả Các Bài Viết
"Nên" Và "Không Nên" Trong Mối Quan Hệ Với Người Có Rối Loạn Tâm Lý
Duy trì và phát triển một mối quan hệ lãng mạn là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ ai. Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ lãng mạn với ai đó có các khó khăn hay rối loạn tâm lý, điều này có thể trở nên khó khăn và căng thẳng hơn rất nhiều. Trong một mối quan hệ như vậy, đôi lúc có thể bạn sẽ cảm thấy như có người thứ ba, luôn đem tới cho bạn những cảm giác hoài nghi và sự không chắc chắn. Để các khó khăn tâm lý không trở thành người thứ ba trong mối quan hệ của bạn, việc tìm hiểu về chúng, về những ảnh hưởng của chúng tới mối quan hệ của bạn cũng như những điều bạn có thể làm để giúp đỡ đối phương là những điều rất cần thiết.
Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 3): Trải Nghiệm Ảo Giác
Qua những nghiên cứu định tính, các nhà nghiên cứu đã xác định năm điều thường được đề cập bởi người nhận trị liệu đó là (1) sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân, (2) sự thay đổi nhận thức về bản thân, (3) cảm giác kết nối, (4) trải nghiệm siêu nhiên (transcendental), và (5) sự mở rộng của cảm xúc [3].
Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 2): Âm Nhạc và Hiệu Quả Lâu Dài
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách thức một buổi trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hay PAP) sẽ diễn ra như thế nào cũng như những lưu ý để đảm bảo an toàn và thành công cho buổi trị liệu đó. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của âm nhạc và hiệu quả lâu dài của PAP.
Sơ Lược Về Rối Loạn Lưỡng Cực
Bạn đã bao giờ thắc mắc về cảm giác như thế nào khi có rối loạn lưỡng cực? Đây là một tình trạng sức khỏe tâm lý phức tạp, khó hiểu, thậm chí khó chấp nhận, không chỉ đối với cá nhân người được chẩn đoán, mà còn đối với những người thân yêu của họ. Làm thế nào một người hôm nay đang tràn đầy năng lượng và lạc quan với cuộc sống, bỗng nhiên ngày mai họ lại cảm thấy chán nản, không có động lực và không thiết tha làm bất cứ thứ gì? Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về rối loạn này.
Hồi Phục Từ Những Tổn Thương Tâm Lý: Vai Trò Phức Tạp Của Hỗ Trợ Cộng Đồng
Khi nạn nhân chống chọi hiệu quả với PTSD là khi họ vượt qua những thách thức về niềm tin cốt lõi của chính họ, và sẽ dần đạt đến một sự phát triển bản thân, thường được biết đến là sự phát triển hậu sang chấn (posttraumatic growth, PTG) [3]. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình hồi phục của họ đó là hỗ trợ cộng đồng, một phương pháp dùng những mối quan hệ tích cực để định hướng cho sự phát triển của những người sống sót (survivors) sau những sang chấn tâm lý. Thế nhưng, những ai đang chống chọi với PTSD sẽ gặp những thử thách trong việc tìm phương pháp đối phó PTSD phù hợp, tiếp cận, hình thành và duy trì sự hỗ trợ xã hội một cách hiệu quả.