Tất Cả Các Bài Viết
Lạc Quan, Căng Thẳng và Sức Khỏe Tinh Thần
Một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư cho thấy rằng bi quan có thể dự đoán được khả năng hình thành những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và lo âu sau ba tháng [1]. Kết quả của nghiên cứu phần nào nói lên rằng người bi quan mang những rủi ro hình thành các rối loạn tâm lý nhiều hơn so với người lạc quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên đó là căng thẳng [1]. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ bàn đến vai trò của lạc quan và bi quan trong quá trình hình thành và thích nghi với căng thẳng ở con người. Qua đó phần nào lý giải việc tại sao người lạc quan thường có sức khoẻ tinh thần ổn định hơn so với người bi quan.
Hệ Thống Phản Ứng Đối Với Căng Thẳng Của Cơ Thể
Về cơ bản, căng thẳng không phải là một thứ ta cần phải tránh né mới có thể có một cuộc sống khỏe mạnh. Nó đơn thuần chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về hệ thống phản ứng chính - trục HPA - và việc nó và sức khỏe tâm thần của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào khi phải liên tục đối mặt với căng thẳng và áp lực. Đầu tiên, chúng ta sẽ nói qua trục HPA và hệ thần kinh giao cảm là gì và vai trò của chúng trong hệ thống phản ứng đối với căng thẳng của cơ thể.
Cuộc Sống Mất Đi Niềm Vui, Liệu Tôi Có Trầm Cảm?
"Tôi 27 tuổi, có công việc thu nhập khá, sống cùng vợ và con gái. Vấn đề là tôi cảm thấy mình không có nhiều năng lượng và cảm xúc như trước kia, không có sở thích, và thú thật là có rất ít điều tôi thích làm. So với vợ mình, một người nấu ăn ngon và cá tính, một năm gần đây mối quan hệ của chúng tôi ngày một căng thẳng”.