Nhà tư vấn tâm lý và nhà tham vấn tâm lý có gì khác biệt?
𝑴𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒐̛𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒉𝒐̉𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒂̣. 𝑶̛̉ 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎, 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒂̣? 𝑵𝒉𝒂̀ 𝒕𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒄𝒐́ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒐̛̉ 𝒉𝒖̛̃𝒖 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 đ𝒆̂̉ 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒂̣? 𝑽𝒂̀ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒐̛̉ 𝒉𝒖̛̃𝒖 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒄𝒂̂́𝒑 𝒈𝒊̀ đ𝒆̂̉ 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒆̂̀ 𝒂̣?
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi của bạn chúng mình xin được đưa ra một số phân biệt ngắn gọn về mặt ngữ nghĩa của hai từ tư vấn và tham vấn như sau:
Tư vấn: Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người và đưa ra lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.
Tham vấn: Là một/nhiều cuộc nói chuyện chuyên nghiệp mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để nhìn rõ các khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống và tự đưa ra quyết định tối ưu cho chính họ.
Như vậy thuật ngữ tham vấn là tương đối phù hợp để mô tả quá trình hỗ trợ tâm lý vì nó biểu thị chính xác hơn những năng lực và kỹ năng và chuyên môn mà công việc này đòi hỏi.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng những người tự xưng là Nhà tư vấn tâm lý hoặc Bác sĩ tâm lý, .... Nhưng từ đó lại nảy sinh một vấn đề là bạn sẽ không biết lựa chọn ai và khó để biết thêm rằng họ có thực sự đủ bằng cấp hay tư cách để hành nghề hay không.
Tại Việt Nam, như bạn cũng đã có thể thấy, việc quản lý cũng như kiểm soát các dịch vụ hỗ trợ tâm lý đang chưa có những quy định cũng như những tiêu chuẩn cụ thể và chính thức được phổ biến. Gần đây, trong Quyết Định số 34/2020/QĐ -TTg đã Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam, trong đó xác định chức danh Nhà tâm lý học (mã nghề 2634) với mô tả cụ thể về một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu và mã nghề này đã phân loại thành các mã nghề nhỏ hơn như Nhà tâm lý học lâm sàng, Nhà trị liệu tâm lý,...
Tuy vậy, bạn có thể hình dung là việc trở thành một nhà tư vấn hay tham vấn tâm lý thực sự uy tín cần trải qua một hành trình được đào tạo bài bản và gian nan. Ở Việt Nam, việc theo dõi và hỗ trợ cũng như cấp chứng chỉ hành nghề chính thức cho nghề tâm lý vẫn chưa có quy định hay quy trình nào. Nhưng nhìn chung đối với các cơ sở uy tín hay kể cả trong hệ thống y tế của các nước khác, đối với chức danh nhà tham vấn, để hành nghề bằng cấp thấp nhất cần phải có là thạc sỹ chương trình đào tạo tâm lý và cá nhân phải trải qua một số giờ thực hành có giám sát chặt chẽ (thời gian và đối tượng phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng khoa/ trường) để đạt được những nhóm năng lực hành nghề nhất định. Bên cạnh các yêu cầu về lý thuyết và thực hành, ở hầu hết các quốc gia đều đề cập đến nguyên tắc đạo đức khi hành nghề tham vấn, trị liệu, thường một nhà tâm lý cần:
1. Không gây hại: đem lại quyền lợi và cẩn trọng để không làm điều gì tổn hại cho thân chủ của họ.
2. Tin cậy và trách nhiệm: thiết lập mối quan hệ trung thực và tin cậy với thân chủ
3. Chính trực: luôn tìm cách để tăng cường sự chính xác, trung thực và tin cậy.
4. Công bằng: phải luôn đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận với các lợi ích của công việc tâm lý và phải được hưởng chất lượng phục vụ, quy trình, thủ tục như nhau từ nhà tâm lý.
5. Tôn trọng con người và phẩm giá của họ. Nhà tâm lý tôn trọng các giá trị của mỗi thân chủ cũng như quyền riêng tư, đảm bảo tính bảo mật và quyền tự quyết của thân chủ.
Chúng mình mong là câu trả lời này giúp bạn có được cái nhìn rõ hơn về việc thực hành nghề tâm lý!