Em đang bị tình trạng suy nghĩ nhiều dẫn đến hoảng loạn, nhưng lúc đó làm em kiệt sức với bế tắc kinh khủng, kiểu không lối thoát ấy…

Em đang bị tình trạng suy nghĩ nhiều dẫn đến hoảng loạn. Kiểu không thể dừng suy nghĩ ấy, nó cứ ào ạt tới. Em nghĩ lung tung, không cụ thể, nhưng mà kiểu lúc nghĩ tới 1 vấn đề cụ thể nào (ví dụ cái cây, hay hoàn cảnh cụ thể nào đó) thì suy nghĩ cứ chỉa ra nhiều hướng, nhanh lắm, em muốn dừng nhưng không được, nhưng kiểu nước lũ ấy. tình trạng này xảy ra 1 lúc thôi, không phải cả ngày, nhưng lúc đó nó làm em kiệt sức với bế tắc kinh khủng, kiểu không lối thoát ấy.

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề của mình với InPsychOut. Tuy trong câu chuyện bạn không nêu câu hỏi của mình nhưng chúng mình đoán rằng bạn đang tìm kiếm những cách để có thể giúp bản thân bình tĩnh hơn, và dần kiểm soát lại những suy nghĩ và trạng thái của bản thân. Chúng mình xin đưa ra một vài gợi ý như sau:

1. Thử áp dụng một số bài tập thư giãn đơn giản: Khi những suy nghĩ ồ ạt ập tới, bạn có thể áp dụng một vài bài tập ứng phó như làm chậm nhịp thở, giảm căng cơ và làm dịu tâm trí cũng như duy trì và tối đa hoá sự tập trung vào động tác hoặc hành động mà bạn đang thực hiện.

2. Ghi lại những suy nghĩ của mình: Mặc dù những suy nghĩ ập đến có thể hỗn độn, không cụ thể, việc ghi lại suy nghĩ những lúc như thế có thể giúp bạn sắp xếp và hiểu rõ hơn về chúng khi đọc lại một khi bạn đã bình tĩnh và kiểm soát được suy nghĩ . Biết đâu việc ghi lại chúng có thể giúp bạn tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của tình trạng này và từ đó có thể tìm cách đối phó với chúng một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Ngoài ra, hãy dùng những ghi chú này để định vị nguồn gốc của những dòng suy nghĩ này bạn nhé.

3. Lên lịch cho thời gian lo lắng của mình trong ngày: hãy dành riêng một thời gian ngắn trong ngày cho những suy nghĩ, lo lắng của mình. Việc giới hạn những căng thẳng và lo lắng vào một khung thời gian nhất định có thể giúp bạn kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dễ dàng hơn. Hãy cố gắng dần dần cắt ngắn thời gian này để luyện tập cho bộ não của mình để giảm bớt thời gian suy nghĩ không hiệu quả mỗi ngày.

4. Dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân: Đôi khi tình trạng hỗn độn trong suy nghĩ phát ra từ có thể do những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống mà có khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra trong thời điểm đó. Vì vậy, hãy thử dành cho bản thân một ngày được nghỉ ngơi và thư giãn để loại bỏ những suy nghĩ do mệt mỏi, căng thẳng mà gây ra những suy nghĩ đó.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn: Việc không thể kiểm soát suy nghĩ của mình đôi lúc có thể chỉ do căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống gây ra, nhưng cũng đôi lúc là dấu hiệu của những rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài mà không có dấu hiệu khá lên, cũng như gây ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động, cuộc sống hàng ngày của bạn thì chúng mình nghĩ rằng bạn nên tìm đến những nơi cơ sở uy tín để tìm được sự hỗ trợ phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm một số bài của chúng mình về những suy nghĩ xâm hại và cẩm nang đối phó với cơn hoảng loạn ở đây nhé:
https://www.inpsychout.com/.../con-hoang-loan-va-roi-loan...

https://www.facebook.com/.../a.1255176159.../137522921390050

https://www.facebook.com/.../a.1255176159.../137522921390050

Chúng mình hy vọng những gợi ý trên có thể phần nào giúp được bạn đối phó với tình trạng hiện tại. Mong bạn sớm tìm được cách phù hợp để cải thiện tình trạng tinh thần và chất lượng cuộc sống của mình!

Previous
Previous

Mình bị hoang tưởng và rối loạn cảm xúc từ khi chưa có gia đình. Sau khi lập gia đình, những vấn đề trước đây của mình lại trở lại…

Next
Next

Mình nên nói gì với người vừa self harm hoặc chuẩn bị có hành vi suicidal?