Phải làm sao khi mà đang làm một việc gì đó ở hiện tại mà trong đầu cứ lại diễn ra những…
𝑷𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒂̀𝒎 𝒔𝒂𝒐 𝒌𝒉𝒊 𝒎𝒂̀ đ𝒂𝒏𝒈 𝒍𝒂̀𝒎 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒈𝒊̀ đ𝒐́ 𝒐̛̉ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒂̣𝒊 𝒎𝒂̀ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 đ𝒂̂̀𝒖 𝒍𝒂̣𝒊 𝒄𝒖̛́ 𝒅𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒓𝒂 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒂̣? Đ𝒂 𝒑𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒉𝒐̂̀𝒊 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒉𝒐𝒂̣𝒊 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒂̂𝒎 𝒏𝒂̀𝒚 𝒅𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒓𝒂 𝒉𝒂̂̀𝒖 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒌𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒔𝒖̛̣ 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒈𝒊𝒂̂𝒚 𝒑𝒉𝒖́𝒕 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒂̣𝒊. 𝑴𝒂̣̂𝒕 đ𝒐̣̂ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀ 𝒙𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒔𝒖𝒐̂́𝒕 𝒄𝒂̉ 𝒏𝒈𝒂̀𝒚, 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒐̣𝒊 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒍𝒂̀𝒎. 𝑵𝒐̣̂𝒊 𝒅𝒖𝒏𝒈 𝒃𝒂𝒐 𝒈𝒐̂̀𝒎 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ đ𝒂̃ 𝒒𝒖𝒂 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒍𝒐 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒄𝒉𝒖̛𝒂 𝒙𝒂̉𝒚 đ𝒆̂́𝒏, 𝒄𝒐́ 𝒌𝒉𝒊 𝒍𝒂̣𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒉𝒐𝒂̣𝒊 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒂̂𝒎 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒗𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒄𝒂̉𝒏𝒉 𝒕𝒖̛̣ 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒍𝒆̂𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒏𝒂̀𝒐 đ𝒐́
Chào bạn,
Chúng mình hiểu rằng việc có những suy nghĩ không dứt về quá khứ hay tương lai, và không thích hợp với những gì đang diễn ra trong hiện tại, có thể đã khiến bạn bỏ lỡ những trải nghiệm tốt đẹp trong cuộc sống. Để có thể kiểm soát và ngừng những suy nghĩ này lại, chúng mình xin đưa ra một số đề xuất sau. Hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn.
1. Thay đổi cách bạn tự nói chuyện với bản thân
Đây là bước đầu tiên và quan trọng để kết thúc những suy nghĩ về những trắc trở và chuyện không vui trong quá khứ hoặc nỗi lo lắng về những việc ngoài tầm kiểm soát. Bạn nghĩ rất nhiều về nó mặc dù biết điều này không những gây ra sự khó chịu, mà còn làm lãng phí thời gian và không giải quyết được gì.
Vậy thì phải có lý do gì cho việc đó. Đó có thể là những hối tiếc về lựa chọn trong quá khứ, những thất bại, những cơ hội bị bỏ lỡ, những thiếu sót của bạn hay những lo lắng về những quyết định hoặc tình huống có thể xảy ra với mình, ... Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu lại bản thân bằng cách dò lại xem những nỗi sợ hãi, lo lắng và cả những giá trị bạn coi trọng đến từ đâu, rồi từ đó điểm lại niềm tin cốt lõi và khả năng của chính mình.
Để bắt đầu, trước hết, bạn hãy hình dung về ngày hôm nay của mình. Hãy mường tượng xem những suy nghĩ lặp đi lặp lại ấy thường xuất hiện vào những lúc nào - có thể vào lúc mọi thứ diễn ra một cách hoàn hảo, cũng có thể khi mọi việc đang rất tồi tệ. Hãy thử đứng ở ngôi thứ 3 để quan sát, và đặt cho những ý nghĩ đó một cái tên. Lần tiếp theo nó xuất hiện hãy tự nhủ: "(...) lại đến rồi đây". Suy ngẫm về những trải nghiệm của chính mình ở ngôi thứ ba có thể mang đến một cách nhìn khác về những suy nghĩ lặp lại của bạn.
Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao việc này lại xảy ra?” thì ngôn từ cũng là một chỉ dẫn rất quan trọng. Bạn có thể theo dõi, hoặc nếu có thể hãy viết ra nội dung của những suy nghĩ lặp lại đó để nhận ra điều gì đang thực sự ẩn dưới những suy nghĩ này.
2. Chú ý đến những suy nghĩ tích cực và nhìn bức tranh toàn cảnh
Việc này rất quan trọng bởi vì những suy nghĩ không thích hợp về thời điểm và nội dung lặp đi lặp lại làm tăng cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể tạo cho mình một sự phân tâm tích cực bằng cách tập trung vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra một cách tỉnh táo và không phán xét, hoặc dành thời gian khơi gợi các ký ức đẹp đã từng xảy ra trong cuộc sống của mình.
3. Lên lịch cho những suy nghĩ đó
Bản chất của con người là phải nghiền ngẫm. Bộ não người đã phát triển qua hàng triệu năm để chú ý đến nguy hiểm và xu hướng suy nghĩ tiêu cực được tiến hóa nhằm mục tiêu sinh tồn. Do đó, những suy nghĩ và niềm tin được kết nối để phát hiện và chú ý hơn đến những trải nghiệm tiêu cực thay vì những trải nghiệm tích cực. Ví dụ, chúng ta thường nhớ một lần bị mắng hơn là một bữa ăn ngon.
Chính vì đó là điều không thể tránh khỏi nên hãy dành tất cả suy nghĩ đó cho khoảng “thời gian lo lắng” của bạn trong ngày. Mỗi buổi sáng hoặc buổi tối, bạn có thể viết nhật ký hoặc ghi lại về những vấn đề khiến bạn bận tâm. Đặt hẹn giờ trong 15-30 phút để suy nghĩ về vấn đề của mình và khi đồng hồ bấm giờ ngừng, hãy dừng lại và để lại những suy nghĩ đó trên tờ giấy thay vì trong tâm trí.
4. Thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng
Khi bạn đang trải qua một cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã hoặc thất vọng, điều đó làm quá trình giải phóng sự kìm kẹp của những suy nghĩ lặp đi lặp lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này có nghĩa là bạn cần quản lý sự tích cực của mình một cách chặt chẽ bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng và điều độ, để có thể củng cố những cảm xúc và suy nghĩ một cách thích hợp và tích cực.