Bị trầm cảm có nên học ngành tâm lý không?
𝑬𝒎 đ𝒂𝒏𝒈 𝒉𝒐̣𝒄 𝒍𝒐̛́𝒑 𝟏𝟐 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝟏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒂̂𝒎. 𝑻𝒖̛̀ 𝒉𝒐̂̀𝒊 𝒏𝒉𝒐̉ 𝒆𝒎 đ𝒂̃ 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒍𝒐̀𝒏𝒈, 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊̀ 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̣𝒖 đ𝒖̛̣𝒏𝒈 𝟏 𝒎𝒊̀𝒏𝒉. 𝑮𝒊𝒂 đ𝒊̀𝒏𝒉 đ𝒐̂́𝒊 𝒙𝒖̛̉ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒆𝒎 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒆𝒎 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒔𝒆̉ 𝒕𝒂̂𝒎 𝒕𝒖̛ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒉𝒐̣. 𝑬𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒃𝒐̂́ 𝒎𝒆̣ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒗𝒂̀ 𝒆𝒎 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒃𝒐̂́ 𝒎𝒆̣ 𝒃𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒗𝒊̀ 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒃𝒐̛̉𝒊 𝒃𝒐̂́ 𝒎𝒆̣ 𝒆𝒎 𝒄𝒐̀𝒏 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 đ𝒆̂̉ 𝒍𝒐. 𝑯𝒐̂̀𝒊 𝒍𝒐̛́𝒑 𝟗 𝒆𝒎 𝒈𝒂̣̆𝒑 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒐̂ 𝒈𝒊𝒂́𝒐, 𝒄𝒐̂ 𝒂̂́𝒚 𝒕𝒂̣𝒐 𝒄𝒉𝒐 𝒆𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒈𝒊𝒂́𝒄 𝒕𝒊𝒏 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 đ𝒆̂̉ 𝒏𝒐́𝒊 𝒓𝒂 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒖𝒚 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒗𝒂̀ 𝒄𝒂̉𝒎 𝒙𝒖́𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒊̀𝒏𝒉. 𝑵𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒍𝒆̂𝒏 𝒄𝒂̂́𝒑 𝟑 đ𝒂̃ 𝒌𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒆𝒎 𝒃𝒊̣ 𝒌𝒉𝒖̉𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂̉𝒏𝒈 𝟏 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏. 𝑪𝒐́ 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒆𝒎 𝒄𝒖̛́ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒂̣𝒊 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊𝒂̂́𝒄 𝒎𝒐̛ 𝒗𝒂̀ 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒄𝒐́ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̂́𝒄 𝒎𝒐̛ 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒌𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒆𝒎 𝒕𝒊̉𝒏𝒉 𝒍𝒂̣𝒊. 𝑽𝒂̀ 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒊̉𝒏𝒉 𝒍𝒂̣𝒊 𝒆𝒎 𝒔𝒆̃ đ𝒂𝒏𝒈 𝒉𝒐̣𝒄 𝒍𝒐̛́𝒑 𝟗 𝒄𝒉𝒖̛́ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒐̛́𝒑 𝟏𝟎. 𝑺𝒂𝒖 𝟏 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒆𝒎 𝒗𝒖̛𝒐̛̣𝒕 𝒒𝒖𝒂 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 đ𝒐́, 𝒏𝒉𝒖̛𝒏𝒈 đ𝒐̂𝒊 𝒍𝒖́𝒄 𝒆𝒎 𝒗𝒂̂̃𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ đ𝒆̂́𝒏 𝒄𝒂́𝒊 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕. Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒅𝒖𝒚 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒌𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒆𝒎 𝒌𝒐 𝒕𝒖̛̣ 𝒕𝒖̛̉ đ𝒐́ 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒗𝒆̂̀ 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉 𝒃𝒐̂́ 𝒎𝒆̣ 𝒆𝒎 𝒔𝒆̃ 𝒓𝒂 𝒔𝒂𝒐 𝒔𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕. 𝑬𝒎 𝒗𝒂̂̃𝒏 𝒍𝒖𝒐̂𝒏 𝒄𝒂̉𝒎 𝒕𝒉𝒂̂́𝒚 𝒃𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒎𝒂̣̆𝒄 𝒅𝒖̀ 𝒎𝒐̣𝒊 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒅𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒓𝒂 𝒙𝒖𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒏𝒉 𝒆𝒎 𝒗𝒂̂̃𝒏 𝒕𝒐̂́𝒕, 𝒎𝒐̣𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 đ𝒐̂́𝒊 𝒙𝒖̛̉ 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒆𝒎. 𝑬𝒎 𝒏𝒈𝒉𝒊̃ 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒃𝒊̣ 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎. 𝑯𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒏𝒂𝒚 𝒆𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒉𝒐̣𝒄 đ𝒆̂̉ 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝟏 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́. 𝑬𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒉𝒐̉𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒆𝒎 𝒃𝒊̣ 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒎 𝒄𝒂̉𝒎 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒄𝒐́ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒏𝒈𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒂̣? 𝑩𝒐̛̉𝒊 𝒆𝒎 𝒔𝒐̛̣ 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀ 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒃𝒂̉𝒏 𝒕𝒉𝒂̂𝒏 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒆𝒎 𝒄𝒐̀𝒏 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒔𝒂𝒐 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒉𝒂́𝒄. 𝑵𝒉𝒖̛𝒏𝒈 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒍𝒂̣𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒈𝒂̀𝒏𝒉 𝒅𝒖𝒚 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒆𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒉𝒐̣𝒄, 𝒆𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒈𝒊𝒖́𝒑 đ𝒐̛̃ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀ 𝒕𝒂̂𝒎 𝒍𝒚́ 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒎𝒊̀𝒏𝒉.
Chào bạn,
Cảm ơn những chia sẻ của bạn và chúng mình rất vui khi thấy ngày càng có nhiều bạn trẻ có hứng thú theo đuổi ngành Tâm lý học. Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng mình muốn nhấn mạnh rằng bạn không nên tự chẩn đoán cho bản thân mình với bất kì rối loạn tâm lý nào. Trong trường hợp của bạn, sự thay đổi lớn của môi trường cấp 3 (thầy cô, bạn bè, trường lớp mới) chắc hẳn đã gây ra cho bạn nhiều căng thẳng, và góp phần vào sự hình thành những suy nghĩ tiêu cực cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, chúng mình muốn bạn biết rằng, việc có những suy nghĩ tiêu cực không hẳn lúc nào cũng là dấu hiệu của những rối loạn tâm lý lâm sàng. Vì vậy, việc được chẩn đoán từ những người có chuyên môn là thật sự cần thiết để nhận định xem bạn có trầm cảm hay không, hoặc nếu có, thì mức độ trầm cảm ở đâu.
Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng mình nghĩ rằng, người có vấn đề tâm lý hoàn toàn có thể theo đuổi ngành tâm lý và trở thành nhà tham vấn/trị liệu. Đối với nhiều người, ngành tâm lý học có thể giúp họ hiểu hơn về bản thân mình để có thể đối phó với các khó khăn, căng thẳng một cách hiệu quả hơn. Việc học tâm lý học cũng có thể giúp bạn nhạy bén hơn với những khủng hoảng cá nhân và từ đó tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những người sẽ lo sợ rằng mình học tâm lý mà không giúp được bản thân thì ai sẽ giúp được mình. Điều này sẽ có thể tạo thêm áp lực mà qua đó làm cho những vấn đề của họ trở nên trầm trọng và khó khăn hơn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên xác định được giới hạn của bản thân mình. Sau này trong quá trình học tập và làm việc, hãy luôn nhắc nhở bản thân để khi có những giai đoạn khủng hoảng, bạn có thể tìm cách giúp đỡ bản thân mình đúng lúc và phù hợp. Nếu tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn sẽ thấy rằng việc những nhà trị liệu/tham vấn tâm lý có nhà trị liệu/tham vấn của riêng họ thật ra là một chuyện thường thấy và được khuyến khích.
Cuối cùng, nếu bạn đưa ra quyết định theo đuổi tâm lý học, chúng mình chúc bạn gặp may mắn và thành công trong quá trình tìm hiểu và kết nối với nội tâm cũng như kết nối với người khác. Mong rằng việc theo đuổi ngành học bạn yêu thích sẽ đem lại nhiều niềm vui cho bạn trong cuộc sống